Học sinh lớp 8 hỗn chiến, 1 em tử vong

15:53, Thứ ba 27/12/2011

( PHUNUTODAY ) - Vì có mâu thuẫn từ trước nên khi có lời qua tiếng lại hai em đã không giữ được bình tĩnh lao vào đánh nhau. Cả 2 cùng cầm thanh sắt để hỗn chiến.

(Phunutoday) - Thông tin từ cơ quan CSĐT CA huyện Lục Nam, Bắc Giang cho biết vừa tiến hành bắt khẩn cấp đối tượng Phạm Văn Phạm Văn Minh (SN 1995, trú tại thôn Gẵn, xã Đông Phú) để điều tra về hành vi giết người.
[links()]
Trước đó, ngày 16/12, tại sân trường Trường THCS Đông Phú - Lục Nam. Khi đó, một nhóm học sinh chơi đá cầu, trong đó có Phạm Văn Minh và Giáp Văn Lâm (SN 1998, trú tại  thôn Va, Đông Phú) học sinh lớp 8, Trường THCS xã Đông Phú.

Hiện trường vụ việc xảy ra hôm
Hiện trường vụ việc xảy ra hôm 23/12 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng

Báo Bắc Giang cho biết, vì có mâu thuẫn từ trước nên khi có lời qua tiếng lại hai em đã không giữ được bình tĩnh lao vào đánh nhau. Cả 2 cùng cầm thanh sắt để hỗn chiến.

Hậu quả, Giáp Văn Lâm bị thương nặng phải đi Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) mổ sọ não; Phạm Văn Minh cũng bị thương vào đầu, khâu 7 mũi. Sáng 21/12, do vết thương quá nặng, Giáp Văn Lâm đã tử vong tại Bệnh viện.

Trước đó, ngày 12/11, CA huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã bắt khẩn cấp Trần Thị Cẩm Thu (15 tuổi, học sinh lớp 10A7 Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, huyện Châu Thành) về hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.

Trong giờ ra chơi buổi sáng 12/11, Thu và Lê Thị Thu Thảo (lớp 10A3) có lời qua tiếng lại. Thu dùng dao đâm hai nhát làm Thảo chết trên đường đi cấp cứu do đứt động mạch đùi.

Mới đây nhất, ngày 23/12, vụ án mạng đau lòng tương tự cũng xảy ra tại tại cổng cơ sở 2 Trung tâm GDTX huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng (thuộc địa bàn xã Lưu Kiếm). Nạn nhân là Đào Đức Sơn, SN 1993, trú tại thôn Bắc, xã Lưu Kiếm, hiện là học sinh lớp 12C7.

Theo các nhân chứng, tranh thủ lúc ra chơi tiết thứ 2, Sơn ra ăn sáng trước cổng trường thì gặp Nguyễn Xuân Nguyên, SN 1995, học sinh lớp 11B6. Do trước đó 2 bên có mâu thuẫn nên Nguyên cùng 2 đối tượng lao vào “đánh hội đồng” Sơn. Quá hoảng sợ, Sơn liền bỏ chạy thoát thân.

Thấy vậy, Nguyên liền truy đuổi. Khi Sơn chạy được khoảng 30m thì bị chặn lại. Tiếp đó, Nguyên bất ngờ rút trong cặp sách một con dao đâm liên tiếp 3 nhát vào tay trái, phía sau lưng và ngực bên trái khiến Sơn gục tại chỗ. Ngay sau khi gây án, Nguyên cùng đồng bọn bỏ trốn.

Nạn nhân đã được các bạn nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Thủy Nguyên. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, mất nhiều máu, Sơn đã tử vong..

Hiện CA huyện Thủy Nguyên đang điều tra, mở rộng vụ án.

Gần đây, báo chí liên tiếp đăng tải thông tin về những vụ học sinh đánh nhau gây bức xúc trong dư luận xã hội. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội đã phát hiện, xử lý 986 đối tượng trong lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường vi phạm pháp luật hình sự, trong đó riêng năm 2011 đã phát hiện, xử lý 110 đối tượng.

“Qua các vụ án cho thấy, nếu như những năm 2000 trở về trước, lứa tuổi học sinh, sinh viên thường thực hiện các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích không gây nguy hại lớn, thì những năm gần đây tính chất, mức độ của tội phạm lại nguy hiểm hơn, hành vi

vi phạm hết sức đa dạng và phức tạp, với hầu hết các loại hành vi phạm tội mà trước đây người lớn tuổi mới gây ra” - đại tá Nguyễn Đức Chung nói trên Vnmedia như vậy.

Đại tá Chung cũng cho biết, có một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên đã tham gia vào các băng, ổ nhóm tội phạm có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn, gây hậu quả hết sức nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê, từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 42 vụ học sinh tụ tập đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có 2 vụ giết người mà nguyên nhân lại chỉ vì những mâu thuẫn rất nhỏ trong sinh hoạt và học tập.

Từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, đại tá Nguyễn Đức Chung nêu ra các nguyên nhân khiến tình trạng vi phạm pháp luật trong lứa tuổi vị thành niên gia tăng là: Các chương trình giáo dục pháp luật chưa sát, các biện pháp giáo dục pháp luật đạo đức chưa gắn với các giải pháp quản lý những HS chưa ngoan.

Thông thường, khi phát hiện HS vi phạm kỷ luật, hình thức xử lý là đuổi học, hình thức này khi áp dụng lại vô tình tạo ra khoảng trống về quản lý, giáo dục nên dễ đưa HS vào con đường vi phạm pháp luật. Đáng chú ý, vấn đề kỷ luật học đường hiện nay chưa nghiêm.

Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường thiếu chặt chẽ, nên nhiều HS tự ý bỏ học đi lang thang, hoặc tìm niềm vui qua các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà nhà trường và gia đình không hay biết.

Phía xã hội còn thiếu trầm trọng các nơi vui chơi, giải trí cho HS, SV. Việc quản lý thiếu chặt chẽ các loại phim, ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy, các hoạt động kinh doanh ở các quán karaoke, các dịch vụ Internet... đã gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý các em; trong khi nhà trường chưa coi trọng việc đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức, chưa coi trọng việc trang bị khả năng ứng phó của các em với mặt trái của cơ chế thị trường…

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là môi trường sống trong gia đình. Mức độ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc định hình nhân cách của trẻ vị thành niên.

Khải Nguyên (Tổng hợp)

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc