Bảo vệ người tiêu dùng) - Trong khi thông tin hồng xiêm được ngâm bột sắt cho bắt mắt khiến người tiêu dùng chưa hết lo sợ thì ở Thanh Hóa người ta phát hiện ra cá khô được tẩm ướp thuốc sâu để tránh ruồi nhặng, nấm mốc không dám "bén mảng" khiên người dân hoang mang.
[links()]
Trong tuần qua dư luận lo lắng trước thông tin nhiều người bán thường ngâm quả vào một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước, để hồng xiêm bắt mắt.
Theo những người bán hàng hoa quả truyền cho nhau "ngón nghề" ngâm bột sắt vào hồng xiêm để "lên đời" cho quả, chất Ethrel làm chín hoa quả nhanh, thuốc 2,4D chống vi sinh vật thâm nhập vào hoa quả gây nhanh thối rữa.
Những quả hồng xiêm có thể hái khi còn xanh, nhìn không ngon nhưng chỉ cần nhuộm một ít hóa chất, quả sẽ chuyển thành màu vàng thẫm khiến nhiều người nhầm là hồng xiêm già, ăn ngọt hơn. Trên thực tế, đã có rất nhiều khách hàng bị đánh lừa mua phải quả non chỉ qua lớp vỏ bên ngoài này.
|
Hồng xiêm nhuộm hóa chất vỏ có màu vàng sẫm hơn hồng xiêm tự nhiên |
Trước đó, sản phẩm bột sắt cũng được nhiều người bán hàng sử dụng để làm gà đẹp mắt bóng vàng bằng cách hòa thêm bột sắt vào nồi nước đang sôi để đánh lừa dư luận gây bức xúc trong dư luận.
Trong khi đó theo các chuyên gia, bột sắt là một hợp chất rất độc, gây hại cho gan, thận… Bột sắt có thể gây
ung thư da,
ung thư bàng quang. Nếu thường xuyên tiếp xúc, người dùng sẽ bị viêm da, hen suyễn, viêm dạ dày, suy thận, chóng mặt, co giật và
hôn mê.
Khi cơ thể hấp thụ một lượng lớn dễ bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng như đau bụng, co giật ói mửa, khó thở, buồn ngủ...
TS. Đặng Chí Hiền, Viện Công nghệ hóa học TP HCM cho biết, Viện đã từng có phân tích độc tố “bột sắt” thực chất là một loại màu công nghiệp chứa hợp chất 2,4 diaminoazobenzene hydrochloride - vốn được dùng trong công nghiệp nhuộm, sản xuất polymer, làm thuốc nhuộm tóc, chất chống ôxy hóa cao su, mực in...
Đây là phẩm màu azo nên độc hại cho sức khỏe. Những quả hồng xiêm hái khi còn xanh, nhìn không bắt mắt nhưng chỉ cần nhuộm một chút "bột sắt" quả sẽ chuyển thành màu vàng thẫm khiến nhiều người nhầm là hồng xiêm già, ăn ngọt hơn.
Đồng quan điểm với TS. Hiền, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và
thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho hay, việc dùng màu để nhuộm, đặc biệt các chất gốc azo như bột sắt có thể gây
ung thư, nhẹ thì gây dị ứng.
Các loại bột sắt công nghiệp được dùng phổ biến trong lĩnh vực xử lý bề mặt và mài mòn đánh bóng của ô tô, nhựa, giày, da, gỗ… tuyệt đối không được sử dụng làm phụ gia
thực phẩm.
Bột sắt được dùng để "nhuộm" hồng xiêm có độ tinh khiết thấp, nhiều tạp chất như chì, thủy ngân... Đó là chất độc, khó kiểm soát và gây nguy hiểm cho người sử dụng. Chẳng hạn chì là chất độc nhiễm vào máu gây thiếu máu gây tổn thương gan, thận, não, tủy xương…
Trong khi dư luận đang tỏ ra nghi ngại trước những
thực phẩm bị ngâm bột sắt thì người tiêu dùng lại tiếp tục hoang mang trước thông tin cá khô ở Thanh Hóa được tẩm thuốc sâu để tránh ruồi nhặng và nấm mốc.
Theo
kinh nghiệm của những người làm cá ở đây việc ướp thuốc sâu sẽ giúp cá không bị hỏng, không còn mùi hôi thối trong quá trình phơi sấy và bảo quản. Theo đó, việc tẩm thuốc trừ sâu vào mực, cá khô đã diễn ra nhiều năm nay ở Tĩnh Gia.
|
Mẫu cá nục, mực sấy khô có chứa chất Bifenthrin. |
Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa là nơi có hoạt động chế biến hải sản thuộc dạng lớn ở Bắc Trung bộ. Từ xã này, nhiều loại cá khô, mực khô được chuyển lên Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc để tiêu thụ.
Tuy nhiên chính người dân ở đây không dám mua hàng chợ nơi quê hương mình sản xuất, nếu muốn ăn hay biếu người thân thì họ phải đích thân làm ra.
Theo một chuyên gia về ATTP, độc tính của Bifenthrin trên các loài có vú và con người được thấy là rất nhẹ. Tuy nhiên, nếu tích lũy nhiều trong
thực phẩm có thể gây một số nguy cơ. Người ăn phải
thực phẩm chứa bifenthrin lâu ngày có thể bị ngộ độc.
Các triệu chứng gặp phải là buồn nôn, đau đầu, tăng mẫn cảm với âm thanh và rung động, dị ứng ngoài da và mắt. Các nghiên cứu còn cho thấy Bifenthrin có thể gây ảnh hưởng đến ADN và gene.
Bifenthrin có thể gây ức chế chức năng LFA-1/ICAM của tế bào T, có thể dẫn đến viêm và có thể gây các bệnh tự miễn như hen suyễn, viêm phổi,
viêm khớp và
ung thư.