Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm miệng

08:58, Thứ hai 29/01/2018

( PHUNUTODAY ) - Là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hường nghiêm trọng đến với người dùng. Vậy sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng ngừa bệnh viêm miệng.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh viêm miệng

Cách phòng bệnh lở miệng ở trẻ em

– Luôn chải răng cho trẻ

Nếu bạn không thể chải răng cho trẻ thì hãy hướng dẫn trẻ tự chải răng thật sạch sẽ, đồng thời chú ý chọn loại bàn chải lông mềm dành riêng cho trẻ. Nên thường xuyên thay bàn chải mới, đề phòng gây tổn thương cho lợi răng. Chú ý giữ bàn tay của trẻ luôn sạch sẽ. Đây là cách phòng bệnh lở miệng ở trẻ em mà mọi phụ huynh cần phải biết.

– Hòa tan hỗn hợp gồm ½ thìa cà-phê muối trong một ly nước nóng cho bé súc miệng nhiều lần trong ngày. Hoặc bạn có thể cho bé dùng huyết thanh có chứa thành phần na-tri carbonate 14%. Cách này giúp đề phòng những biến chứng có thể xảy ra do lở miệng.

Bị lở miệng nên tăng cường bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, sắt…) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và làm nhanh lành vết thương trong miệng khi đã có loét. Cụ thể:

– Uống nước khế chua

Lở miệng ăn gì cho khỏi?

Bệnh lở miệng thường xuyên gây cho người mắc phải rất khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện. Lở miệng không gây hại cho tính mạng của bạn, tuy nhiên nõ cũng phần nào cản trở sinh hoạt hàng ngày của bạn như gây đau nhức và sưng mủ....

133.che-do-dinh-duong-cua-nguoi-bi-viem-mieng-phunutoday.vn
 

Bệnh lở miệng xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, nướu, lưỡi hoặc sàn miệng rất đau đớn mỗi khi ăn uống.

 Điều này sẽ không còn là vấn đề nữa khi bạn sử dụng khoảng 2 – 3 quả khế chua tươi, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

– Nên ăn cà chua sống

Ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được lở miệng.

– Tăng cường ăn nhiều rau xanh

Ăn nhiều quả tươi để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, sắt…) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và làm nhanh lành vết thương trong miệng khi đã có loét.

– Các loại hạt, đỗ: Sử dụng hạt sen, đậu xanh, đậu đen để nấu nước uống, nấu chè hoặc hầm cùng các loại thực phẩm khác dùng để ăn trong ngày sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, điều trị tốt bệnh lở miệng ở người lớn.

– Uống nước nhân trần, rau má, trà xanh khi bị lở miệng

Nhân trần, rau má, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh lở miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

– Các loại thịt nên ăn là cá nước ngọt, baba, vịt, ngan và nên ăn nhạt, hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… hạn chế ăn mặn. Với những thực phẩm trên, bạn đã biết bị lở miệng nên ăn gì cho nhanh khỏi rồi chứ?

Ăn uống, chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp lở miệng nhanh khỏi, tuy nhiên, để bệnh không tái phát hoặc điều trị bệnh lở miệng nhanh nhất bạn nên đi khám bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.

Các biện pháp phòng viêm loét miệng

Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm loét miệng bởi chúng xuất hiện một cách bất thường nhưng những biện pháp dưới đây sẽ phần nào làm giảm các triệu chứng và tỉ lệ bệnh:

Súc miệng bằng baking soda, hòa tan 1 muỗng cà phê muối với ½ chén nước ấm, hydrogen peroxide hoặc hỗn hợp 1 phần diphenhydramine (Benadryl),  1 phần bismuth (Kaopectate) hoặc 1 phần simethicone (Maalox) giúp vệ sinh khoang miệng, diệt khuẩn và tránh viêm loét miệng.

Các thuốc thay thế bao gồm cả kẽm và folate và vitamin B; phèn hay bột cây cam thảo có thể giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét miệng

Tránh các loại thức ăn gây kích ứng miệng bao gồm các loại hạt, đồ chiên rán, các gia vị  nồng, thức ăn mặn.

Tránh các loại trái cây có tính axit như: dứa, cam, bưởi…

Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Chọn thực phẩm lành mạnh, ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng; ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

Tránh nhai nhiều kẹo cao su

Thường xuyên ăn sữa chua vì trong sữa chua có các lợi khuẩn, rất tốt cho việc giảm viêm loét miệng.

Không nhai và ăn cùng một lúc, dễ gây ra những tổn thương ở miệng.

Thực hiện thói quen răng miệng, vệ sinh sạch sẽ. Đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa sau khi ăn một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương lợi.

Dùng bàn chải mềm để tránh kích ứng mô miệng và các loại kem đánh răng có chứa Sodium lauryl sulfate.

Bảo vệ răng, nếu có thực hiện các biện pháp chỉnh hình thì nên hỏi bác sĩ về sáp chỉnh hình răng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc