Huyền thoại ít biết về đệ tử lừng danh của Đường Tam Tạng

11:19, Chủ nhật 27/11/2011

( PHUNUTODAY ) - #160;(Phunutoday) - Nói tới đệ tử của Đường Tam Tạng, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới một Tôn Ngộ Không tài phép, một Trư Bát Giới háu ăn hay một Sa Ngộ Tĩnh thâm trầm.

 (Phunutoday) - Nói tới đệ tử của Đường Tam Tạng, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới một Tôn Ngộ Không tài phép, một Trư Bát Giới háu ăn hay một Sa Ngộ Tĩnh thâm trầm. Tuy nhiên, đó chỉ là những nhân vật huyền thoại do dân gian sáng tạo nên. Trong thực tế, Đường Tam Tạng có không ít đệ tử và nhiều người trong số họ cũng không kém phần nổi tiếng dù không có nhiều tài phép như ba vị đệ tử huyền thoại kia…

Trong số những đệ tử “người trần mắt thịt” của Đường Tam Tạng, có lẽ được nhắc tới nhiều nhất chính là nhà sư Biện Cơ với câu chuyện tình với cô công chúa phóng túng của triều đại nhà Đường. Biện Cơ là một trong những đệ tử trẻ nhất được Đường Tam Tạng chọn vào đội ngũ những người tham gia dịch những bộ kinh sách do ông đem về từ Thiên Trúc.

Thế nhưng, sau này, vì mối tình vượt ngoài giới luật và lễ giáo với công chúa Cao Dương, Biện Cơ đã bị vua Đường Thái Tông xử tử khi còn rất trẻ. Chính mối tình oan trái và bi kịch này khiến cái tên Biện Cơ được rất nhiều người biết tới.

Cũng có lẽ vì vậy, ít người biết rằng, trong số đệ tử của Đường Huyền Trang thì nổi tiếng và tài năng nhất không phải là Biện Cơ mà là một người khác. Đó chính đại sư Hoài Tố - người đã can đảm tách khỏi cái bóng của Đường Tam Tạng để một trong những sư tổ sáng lập nên tông phái của riêng mình.

1. Hoài Tố sinh năm 625, vốn là người họ Phạm, quê gốc ở Nam Dương. Cha của Hoài Tố là Phạm Cường, từng làm tới chức Tả vũ vệ Trưởng sử của nhà Đường, vì vậy, Hoài Tố thực chất được sinh ra ở Tràng An. Là một đệ tử Phật môn nhưng Hoài Tố không hề “an phận thủ thường”. Cả cuộc đời ông, ông luôn cô độc trên một con đường riêng với sự lựa chọn hoàn toàn khác với những suy nghĩ thông thường.

Sinh ra trong một gia đình quan lại, thêm nữa, vào thời kỳ lúc bấy giờ, triều Đường vừa mới lập quốc, đời sống nhân dân đang bước vào giai đoạn thịnh vượng nhất, một người như Hoài Tố có thể đọc sách, đi thi và rồi theo cha mình làm quan. Nếu không có hứng thú với việc sách vở, Hoài Tố cũng có thể học kiếm thuật, thỏa mãn chí hành hiệp trượng nghĩa.

s
 


Tuy nhiên, Hoài Tố ngay từ khi sinh ra đã không có hứng thú với những chuyện đó, suốt ngày chỉ trầm tư mặc tưởng. Cho tới năm lên 10 tuổi, Hoài Tố quyết định xuất gia làm sư, bất chấp sự phản đối của mẹ ông. Tuy nhiên, cha ông lại cho đó là sự lựa chọn phù hợp nhất với ông và chọn một ngôi chùa gần kinh đô Tràng An để gửi gắm ông.

Tới năm Hoài Tố 20 tuổi, năm 645, cũng là năm nhà sư Đường Tam Tạng kết thúc cuộc hành trình “thỉnh kinh” kéo dài hơn 12 năm của mình và về tới Trường An. Sử sách chép về cuộc trở về của Đường Tam Tạng như một mốc son “không thể nào quên” của lịch sử Phật giáo Trung Hoa. Hàng ngàn tín đồ đạo Phật biết Huyền Trang từ Thiên Trúc trở về, kéo ra đón tiếp chật cả những con phố lớn của kinh thành Trường An.

 Chuyện kể rằng, vua Đường khi đó là Đường Thái Tông Lý Thế Dân biết chuyện, cho mời Huyền Trang đến gặp, khuyên ông nên hoàn tục, dùng tri thức mình học được ở Thiên Trúc làm quan giúp sức cho triều đình. Huyền Trang đã mỉm cười từ chối, nói mình xuất gia từ nhỏ, một lòng cầu Phật, không có ý định làm quan. Không đồng ý hoàn tục làm quan nhưng Đường Huyền Trang vẫn được Lý Thế Dân chấp nhận cung cấp tiền để ông tổ chức biên dịch những bộ kinh ông mang về từ Ấn Độ để thống nhất kinh sách Phật giáo ở Trung Quốc.

Nhận được sự công nhận của triều đình, được chính Hoàng đế giao cho việc tổ chức dịch kinh, Đường Huyền Trang trở thành vị đại sư quyền lực, uy tín và có sức ảnh hưởng nhất trong xã hội nhà Đường vào thời điểm ấy. Đây chính là lý do thôi thúc nhà sư trẻ ham học hỏi Hoài Tố tìm tới Đường Huyền Trang.

Vào thời điểm lúc bấy giờ, Hoài Tố chỉ là một nhà sư vô danh tiểu tốt, không được ai biết tới, trong khi Đường Huyền Trang là một đại sư rất quyền lực, không khác gì với một quốc sư nhà Đường vì vậy việc gặp và xin làm đệ tử của Đường Huyền Trang không phải là chuyện dễ dàng. Biết là khó nhưng Hoài Tố vẫn tìm cách gặp Đường Huyền Trang bằng được rồi một mực xin được theo ông học Pháp dù phải làm bất cứ việc gì.

 Thấy một nhà sư trẻ lại có lòng nhiệt thành tu học khiến Đường Tam Tạng nhớ lại hình ảnh chính mình những năm còn trẻ, vì vậy, quyết định nhận Hoài Tố làm đệ tử và giúp việc mình trong công tác biên dịch kinh Phật. Tuy nhiên, chỉ mới theo Đường Huyền Trang được hai năm thì Hoài Tố lại quyết định ra đi.

Trên thực tế, sau khi xuất gia thành Phật, Hoài Tố hoàn toàn có thể an phận làm một nhà sư ngày ngày chăm chỉ tụng kinh niệm Phật, mong có ngày đắc đạo, đạt tới cõi bất sinh bất diệt. Hoặc giả, ông cũng có thể an phận với vai trò một đệ tử của Đường Tam Tạng, cùng với sư phụ của mình cống hiến cho sự nghiệp truyền bá và phát triển giáo pháp Đại thừa. Tuy nhiên, sự khác người của Hoài Tố chính là ở chỗ ấy.

Muốn có được vị trí tối cao vô thượng trong tăng đoàn, trở thành người đứng độc lập, thoát ra khỏi cái bóng quá lớn của sư phụ mình, hai năm sau khi theo Đường Tam Tạng, Hoài Tố quyết định không đi theo con đường của thầy mà chuyển sang tu theo dòng Luật tông - dòng tu đang mới nổi lên lúc bấy giờ. Vào lúc bấy giờ, quyết định của Hoài Tố được coi là ngờ nghệch vì Đường Tam Tạng đang là vị đại sư có uy tín nhất. Tuy nhiên, những gì diễn ra sau đó lại chứng minh rằng lựa chọn của Hoài Tố là hoàn toàn chính xác.

2. Trên thực tế thì Luật tông mới chỉ được Đạo Tuyên sáng lập chưa được bao lâu. Và ngoài Luật tông Nam Sơn của Đạo Tuyên, nhiều đại sư khác tu theo dòng này cũng sáng lập cho mình những tông phái riêng chẳng hạn như dòng Tương Bộ của Pháp Lệ ở chùa Nhật Quang, Tương Châu. Sự xuất hiện của Hoài Tố đã giúp các tông phái Luật tông thống nhất, đồng thời đưa Đạo Tuyên lên vị trí chính thống, trở thành sư tổ của dòng tu này. Tuy nhiên, đó là chuyện sau này.

 


Giáo pháp của Luật tông dựa trên Luật tạng của Pháp Tạng bộ, được dịch ra Hán văn lại với tên Tứ phần luật. Chủ trương của giáo pháp này là giữ giới luật một cách nghiêm ngặt. Những quy luật này bao gồm 250 quy định cho tăng và 348 cho ni giới. Những người tu theo dòng Luật tông phải tuân thủ nghiêm ngặt những giới luật đã được ghi chép trong Tứ phần luật không có bất cứ ngoại lệ nào.

Quyết định tu theo Luật tông, Hoài Tố đã kiên trì nỗ lực suốt 20 năm để tiếp thu tất cả những phần tinh túy nhất mà những thế hệ tiền nhiệm của mình như Đạo Tuyên và Pháp Lệ có được. Tuy nhiên, Hoài Tố không chỉ muốn dùng lại những gì mà Đạo Tuyên và Pháp Lệ để lại, vì vậy, Hoài Tố quyết định vượt qua Đạo Tuyên và Pháp Lệ, tự sáng tạo nên tư tưởng của riêng mình.

Hoài Tố sống trong căn tháp phía Đông (Đông Tháp) của chùa Thái Nguyên ở phía Tây thành Trường An, chính vì vậy, phái Luật tông mà ông sáng tạo nên được người ta gọi là Đông Tháp tông. Tư tưởng chủ đạo của Đông Tháp tông được Hoài Tố xây dựng ngay ở điểm khác biệt giữa dòng Nam Sơn của Đạo Tuyên và dòng Tương Bộ của Pháp Lệ.

Tuy nhiên, tư tưởng của Hoài Tố về việc tu học Luật tông bị những sư huynh đệ cùng chùa là Mãn Ý và Định Tân phản đối kịch liệt. Vì vậy, đương thời, người ta còn gọi dòng tu của Mãn Ý và Định Tân là Tây Tháp tông để phân biệt với Đông Tháp tông của Hoài Tố.

Cách suy nghĩ và phát ngôn của Hoài Tố đều rất khác người, vì vậy chủ trương của ông trong Đông Tháp tông từng gây chấn động một thời. Nhiều người chấp nhận, cho là phải, song nhiều người cũng phản đối. Sau này, Đông Tháp tông của Hoài Tố có được sự công nhận có lẽ là nhờ một người đệ tử rất nổi tiếng của ông tên là Pháp Thận.

Pháp Thận thời bấy giờ là một người rất được giới trí thức và quan lại nhà Đường trọng vọng. Và có lẽ chính vì Hoài Tố có đệ tử là Pháp Thận mà vị tể tướng triều Đường lúc bấy giờ là Nguyên Tải đã hết sức ủng hộ Đông Tháp tông.

Vào thời điểm lúc bấy giờ, do các tông phái của Luật tông quá nhiều, lại thường xuyên mâu thuẫn với nhau, vì vậy, vào năm Đại Lịch thứ 13, năm 778, Nguyên Tải đã lệnh cho đại diện các tông phái tới chùa An Quốc để định đoạt “đúng sai”.

Kết quả, cuộc “hội đàm” này chỉ giúp các chi phái thống nhất được kinh sách chứ không thống nhất được về tổ chức. Tuy vậy, nhờ có sự ủng hộ của tể tướng Nguyên Tải từ trước nên Đông Tháp tông vẫn trở thành tông phái thắng thế, và dần trở thành tông phái chủ đạo. Chính vì lẽ ấy, ngày nay, người ta vẫn gọi Hoài Tố là sư tổ thứ ba của dòng tu Luật tông.

Hoài Tố viên tịch năm 698, ngay tại chùa Thái Nguyên, Trường An. Năm đó, ông 74 tuổi.

 

  • Bằng Hư

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc