Khám phá 3 chiến hạm Philippines đang canh tàu Trung Quốc

10:46, Thứ bảy 11/05/2013

( PHUNUTODAY ) - Hải quân Philippines ngày 9/5 quyết định điều 3 chiến hạm tới bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa để giám sát tàu hải quân Trung Quốc, gồm tàu tuần tra lớp Peacock PS36, tàu khu trục PS74 và tàu vận tải PS71.

Hải quân Philippines ngày 9/5 quyết định điều 3 chiến hạm tới bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa (chủ quyền Việt Nam) để giám sát tàu Trung Quốc, gồm tàu tuần tra lớp Peacock PS36, tàu khu trục PS74 và tàu vận tải PS71.

Tàu hộ tống lớp Peacock được Philippines mua lại (3 chiếc) của Hải quân Anh năm 1997. Peacock có lượng giãn nước 712 tấn, dài 62,6m. Hệ thống vũ khí gồm: pháo hạm 76mm, pháo phòng không 25mm, 2 pháo 20mm và 2 súng máy 12,7mm. Ảnh tàu tuần tra lớp Peacock - PS36 của Hải quân Philippines.
Tàu hộ tống lớp Peacock được Philippines mua lại (3 chiếc) của Hải quân Anh năm 1997. Peacock có lượng giãn nước 712 tấn, dài 62,6m. Hệ thống vũ khí gồm: pháo hạm 76mm, pháo phòng không 25mm, 2 pháo 20mm và 2 súng máy 12,7mm. Ảnh tàu tuần tra lớp Peacock - PS36 của Hải quân Philippines.

 

Tàu tuần tra lớp Peacock được đánh giá là hiện đại nhất của Hải quân Philippines. Trên thế giới chỉ có 5 tàu lớp Peacock, tất cả 5 tàu này đều được Anh đóng cho Hồng Kông, năm 1997 Hồng Kông bán 3 tàu cho Philippines (BRP Emilio Jacinto (PS-35), BRP Apolinario Mabini (PS-36), BRP Artemio Ricarte (PS-37)) và 2 tàu cho Ai Len.
Tàu tuần tra lớp Peacock được đánh giá là hiện đại nhất của Hải quân Philippines. Trên thế giới chỉ có 5 tàu lớp Peacock, tất cả 5 tàu này đều được Anh đóng cho Hồng Kông, năm 1997 Hồng Kông bán 3 tàu cho Philippines (BRP Emilio Jacinto (PS-35), BRP Apolinario Mabini (PS-36), BRP Artemio Ricarte (PS-37)) và 2 tàu cho Ai Len.

 

3 tàu lớp Peacock thuộc biên chế của Hải quân Philippines, gồm BRP Emilio Jacinto (PS-35), BRP Apolinario Mabini (PS-36), BRP Artemio Ricarte (PS-37).
3 tàu lớp Peacock thuộc biên chế của Hải quân Philippines, gồm BRP Emilio Jacinto (PS-35), BRP Apolinario Mabini (PS-36), BRP Artemio Ricarte (PS-37).

 

Tàu PS-36 được trang bị vũ khí chính là một súng máy 76mm nhỏ gọn, có tầm bắn trên 10 hải lý (20 km), súng có thể bắn 80 viên đạn/phút và có thể được sử dụng chống lại tàu, máy bay và mục tiêu mặt đất trên bờ. Nó được điều khiển từ xa bằng hệ thống tiện tử trong Trung tâm thông tin chiến đấu của pháo binh.
Tàu PS-36 được trang bị vũ khí chính là một súng máy 76mm nhỏ gọn, có tầm bắn trên 10 hải lý (20 km), súng có thể bắn 80 viên đạn/phút và có thể được sử dụng chống lại tàu, máy bay và mục tiêu mặt đất trên bờ. Nó được điều khiển từ xa bằng hệ thống tiện tử trong Trung tâm thông tin chiến đấu của pháo binh.

 

Tàu lớp Peacock của Hải quân Philippines được trang bị hai động cơ diesel công suất trên 14.000 mã lực, tốc độ tối đa hơn 28 hải lý/h, tốc độ trung bình là 25 hải lý/h. Phạm vi hoạt động là 2.500 hải lý.
Tàu lớp Peacock của Hải quân Philippines được trang bị hai động cơ diesel công suất trên 14.000 mã lực, tốc độ tối đa hơn 28 hải lý/h, tốc độ trung bình là 25 hải lý/h. Phạm vi hoạt động là 2.500 hải lý.

 

Tàu hộ tống BRP Rizal (PS-74) là một trong hai tàu lớp Rizal của Hải quân Philippines. Vũ khí được trang bị cho tàu gồm: Hai ống phóng ngư lôi Mk.26 một phía trước và một phía sau, pháo cỡ nòng 40mm ở phía sau, pháo Oerlikon cỡ nòng 20mm, và bốn súng máy cỡ 12,7mm…
Tàu hộ tống BRP Rizal (PS-74) là một trong hai tàu lớp Rizal của Hải quân Philippines. Vũ khí được trang bị cho tàu gồm: Hai ống phóng ngư lôi Mk.26 một phía trước và một phía sau, pháo cỡ nòng 40mm ở phía sau, pháo Oerlikon cỡ nòng 20mm, và bốn súng máy cỡ 12,7mm…

 

Tàu PS-74 được Philippines mua của Hoa Kỳ từ những năm 90 của thế kỳ trước, được đại tu lại vào năm 1995 – 1996, và hiện được sử dụng như một tàu hộ tống tuần tra bảo vệ vùng biển rộng lớn của Philippines.
Tàu PS-74 được Philippines mua của Hoa Kỳ từ những năm 90 của thế kỳ trước, được đại tu lại vào năm 1995 – 1996, và hiện được sử dụng như một tàu hộ tống tuần tra bảo vệ vùng biển rộng lớn của Philippines.

 

PS-74 khi còn phục vụ Hải quân Hoa Kỳ là lớp tàu quét mìn, số hiệu 372, tàu được sản xuất trong Thế chiến II, được xem là một trong những tàu chiến hoạt động lâu đời nhất trên thế giới hiện nay. Khi được Philippines sửa chữa tàu có nhiều thay đổi, như bỏ sàn đỗ trực tăng, loại bỏ vũ khí và hệ thống chống tàu ngầm… giúp tàu nhẹ hơn và lý tưởng cho các cuộc tuần tra trên bề mặt, nhưng mất khả năng tác chiến chống tàu ngầm.
PS-74 khi còn phục vụ Hải quân Hoa Kỳ là lớp tàu quét mìn, số hiệu 372, tàu được sản xuất trong Thế chiến II, được xem là một trong những tàu chiến hoạt động lâu đời nhất trên thế giới hiện nay. Khi được Philippines sửa chữa tàu có nhiều thay đổi, như bỏ sàn đỗ trực tăng, loại bỏ vũ khí và hệ thống chống tàu ngầm… giúp tàu nhẹ hơn và lý tưởng cho các cuộc tuần tra trên bề mặt, nhưng mất khả năng tác chiến chống tàu ngầm.

 

Tàu PS-74 được trang bị hai động cơ diesel công suất khoảng 5.800 mã lực, tốc độ tối đa khoảng 22 hải lý/h, tầm hoạt động tối đa khoảng 5.000 hải lý.
Tàu PS-74 được trang bị hai động cơ diesel công suất khoảng 5.800 mã lực, tốc độ tối đa khoảng 22 hải lý/h, tầm hoạt động tối đa khoảng 5.000 hải lý.

 

Ngoài hai tầu kể trên, Philippines còn phái tới bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền Việt Nam) tàu vận tải PS-71 để giám sát tàu Trung Quốc.
Ngoài hai tầu kể trên, Philippines còn phái tới bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền Việt Nam) tàu vận tải PS-71 để giám sát tàu Trung Quốc.

 

Tàu vận tải PS-71 của Hải quân Philippines.
Tàu vận tải PS-71 của Hải quân Philippines.

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc