Bí ẩn chưa có lời giải về phần mộ của Thành Cát Tư Hãn

19:30, Thứ bảy 07/05/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nơi an táng Thành Cát Tư Hãn mấy trăm năm qua vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đối với hậu thế.

Ngày 25/8/1227 Thành Cát Tư Hãn qua đời tại Linh Châu, Tây Hạ ( nay là huyện Linh Vũ, Ninh Hạ). Sau khi Tây Hạ đầu hàng, linh cữu của Thành Cát Tư Hãn được đưa về Mổng Cổ. Thành Cát Tư Hãn được chôn cất tại một địa điểm bí mật. Truyền thuyết nói rằng khi đưa thi thể ông đi an táng, các lính hộ tống đã giết bất cứ ai mà họ gặp trên đường đi và sau khi tiến hành an táng xong, những người hộ tống đã tự sát. Bởi thế, trong 800 năm qua, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn vẫn là điều bí ẩn.

Khi sống là nhà lãnh đạo, nhà quân sự lỗi lạc lừng danh khiến cả thế giới phải kính nể, khiếp sợ thì khi chếtThành Cát Tư Hãn vẫn khiến hậu thế đau đầu khi mộ phần của ông vẫn là ẩn số chưa có lời giải.

Bí ẩn chưa có lời giải về phần mộ của Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn

Theo ghi chép trong sử sách, trước khi qua đời vị Khả Hãn từng có di chúc rằng: “Để lừa Tây Hạ đầu hàng thì sau khi ta chết phải bí mật phát tang”.

Để đảm bảo bí mật, tất cả những người gặp đoàn linh cữu đều phải chết. Khi tổ chức tang lễ cũng chỉ rất ít những người trong hoàng tộc như tông vương, công chúa được tham dự. Sau khi tổ chức tang lễ, thi thể ông được chôn dưới một gốc cây.

Sau bao nhiêu năm “những người hiếm hoi biết được vị trí gốc cây này” cũng lần lượt qua đời mang theo bí mật về vị trí mộ táng của Thành Cát Tư Hãn về thế giới bên kia.

Điều này có thể giải thích theo tập tục “Mật táng” của người Mông cổ xưa. Tục “mật táng” của người Mổng Cổ thường có hai đặc điểm sau: Thứ nhất, tang lễ vô cùng đơn giản, người chết được đặt vào quan tài được đẽo từ thân. Thứ hai, địa điểm chôn cất luôn được giữ bí mật, mộ phần không có bia mộ và không được đánh dấu.

Năm 1246, giáo đình sử tiết La Mã đến Mông Cổ có ghi chép lại rằng: “Người Mông Cổ khi đưa quan tài đến địa điểm chôn cất bí mật, họ sẽ di chuyển toàn bộ cỏ và đồ đạc trên mặt đất sang một bên. Sau khi đào một huyệt mộ và đặt người chết xuống huyệt, họ lại lấp bằng san phẳng mộ phần và đặt cỏ lên như cũ”.

Bí ẩn chưa có lời giải về phần mộ của Thành Cát Tư Hãn
 

Ở Mông Cổ cũng lưu truyền câu chuyện về vị trí mộ phần của Thành Cát Tư Hãn. Nhằm đảm bảo bí mật vị trí mộ phần, những tướng quân trung thành trong đội kỵ binh của ông đã xây dựng rất nhiều mộ giả. Vào ngày cử hành tang lễ tất cả đều được ngụy trang như đang đưa tang. Tại nơi địa điểm thật, sau khi chôn cất ông, họ đã cho hàng vạn con ngựa đạp bằng san phẳng khu vực chôn cất và đắp cỏ lại như cũ.

Họ bắt đôi mẹ con nhà lạc đà đến trước mộ và giết lạc đà con trước mặt lạc đà mẹ để máu lạc đà con chảy tràn lên mộ phần. Một đội quân được cử đến bảo vệ từ xa, sau một năm khi cổ trên phần mộ đã mọc xanh không thể phân biệt được vết dấu quân đội mới nhổ trại rời đi.

Sau này, khi cần tế lễ chỉ cần đi theo lạc đà mẹ có thể tìm đến được nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn bởi lạc đà mẹ có thể tìm được chính xác nơi máu con mình đã chảy. Tuy đây chỉ là truyền thuyết, thực hư câu chuyện ra sao khó mà kiểm chứng, nhưng rõ ràng tục “ mật táng” và phong tục truyền thống không xây lăng mộ đã khiến cho vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ hùng mạnh đến nay vẫn là ẩn số đối với hậu thế.

Tuy vậy, gần đây, các nhà khảo cổ học nghiệp dư tin rằng họ đang đến gần với việc tìm được phần mộ của Thành Cát Tư Hãn. Họ đã tìm kiếm hơn 84.000 ảnh vệ tinh của các khu vực nghi ngờ là có lăng mộ với sự giúp đỡ của hơn 10.000 tình nguyện viên.

Bí ẩn chưa có lời giải về phần mộ của Thành Cát Tư Hãn
Đến nay ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn vẫn là một ẩn số

Để tìm kiếm lăng mộ của vị đại hãn huyền thoại này, hơn 10.000 tình nguyện viên đã được huy động. Họ đã đi tổng cộng 30.000 giờ (tương đương 3 đến 4 năm) qua 2,3 triệu khu vực. Từ đó, nhóm nghiên cứu khoanh vùng được 100 vị trí khả thi và trong đó có 55 vị trí có tiềm năng khảo cổ. Trong quá trình tìm kiếm cũng phát hiện thấy nhiều dấu vết của các thành phố cổ.

Ngoài ra, sau cái chết của vị thống soái vĩ đại trên, còn nảy sinh một truyền thuyết dựa trên nền văn học dân gian Trung Á cảnh báo về cái chết của bất kỳ kẻ nào dám xâm phạm tới chốn an nghỉ của ngài. Tuy nhiên tất cả truyền thuyết kiểu trên (không hề hiếm tại phương Đông) không thể ngăn nổi các tay thợ săn khao khát tìm kiếm châu báu. Chẳng hạn theo một truyền thuyết, mộ Thành Cát Tư Hãn thật ra bị khai quật chỉ 30 năm sau cái chết của ông.

Sự thật việc Võ Tắc Thiên ép thái tử Lý Hiền tự sát
Sự thật việc Võ Tắc Thiên ép thái tử Lý Hiền tự sát
(Khám phá) - (Phunutoday) - Ít ai biết rằng, để nắm giữ được ngôi vị tối cao, bà hoàng họ Võ không từ thủ đoạn, thậm chí còn… thẳng tay giết chết con mình!
Chị em Nhị Kiều – người mà Tào Tháo muốn “đoạt” được nhất là ai?
Chị em Nhị Kiều – người mà Tào Tháo muốn “đoạt” được nhất là ai?
(Khám phá) - (Phunutoday) - Có rất nhiều giai thoại lưu truyền về hai đại mỹ nhân Giang Đông Đại Kiều và Tiểu Kiều trong đó có câu chuyện Tào Tháo thảo phạt Đông Ngô.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thu
TIN MỚI CẬP NHẬT