Cận cảnh các loài ký sinh trùng ăn lưỡi, não, mắt người

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng những ký sinh trùng này vô cùng nguy hiểm.

Ký sinh trùng Cymothoa exigua ăn lưỡi vật chủ

Cymothoa exigua là một loài ký sinh trùng đặc biệt, được biết đến như rận ở lưỡi cá. Có kích thước nhỏ như một con rệp và được tìm thấy nhiều ở khu vực quanh vịnh California, Cymothoa exigua khét tiếng là loài nguy hiểm, có lối sống khá kỳ dị cùng khả năng "ăn" lưỡi vật chủ - ở đây là lưỡi của chú cá xấu số.

Loài ký sinh trùng này sẽ xâm nhập và cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần hút máu, ăn mòn và thế mình vào vị trí của lưỡi cá.

Ở vị trí mới này, Cymothoa exigua có thể thỏa thích ăn hết thức ăn của cá mà không hề bị phát hiện vì chú cá tưởng rằng nó vẫn đang sử dụng cái lưỡi của mình.

Một điểm đặc biệt khác mà ít người biết đến, đó là loài Cymothoa exigua sinh ra là đực nhưng đến tuổi trưởng thành, chúng sẽ tự "chuyển giới" thành con cái. Tuy nhiên, cơ chế nào giúp loài này có thể tự chuyển giới được như vậy vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu nghiên cứu.

Kí sinh trùng Acanthamoeba ăn mắt

Dù chỉ với kích cỡ nhỏ bé chỉ 15 - 35mm, loài kí sinh trùng đơn bào Acanthamoeba có thể là kẻ thù của những tín đồ đeo kính áp tròng.

Acanthamoeba là một loài vi sinh vật dễ tìm thấy trong nước máy, bụi, nước biển hoặc ngay trong phòng tắm hoặc hồ bơi của bạn. Chúng sống dựa vào cách ăn vi khuẩn - những vi khuẩn thường thấy trong kính áp tròng bẩn.

Đã có những ca bệnh mà nạn nhân suýt mất đi con mắt vì đeo phải kính áp tròng "cõng" theo loài kí sinh trùng nhỏ bé này.

Một khi xâm nhập vào mắt, Acanthamoeba sẽ ăn xuyên giác mạc, lớp ngoài của nhãn cầu bệnh nhân, đồng thời sinh sản tại đây. Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ trong chưa đầy một ngày đeo kính áp tròng bẩn, loại amip này đã gặm nhấm tới 70 dây thần kinh giác mạc.

Hậu quả của việc tấn công này là Acanthamoeba sẽ khiến mắt người bệnh ngứa rát, mắt mờ, trong trường hợp nặng có thể bị mù.

Ký sinh trùng Naegleria fowleri ăn não

Là một loài sinh vật đơn bào, Naegleria fowleri được mệnh danh là “amip ăn não” bởi tác hại kinh khủng của nó một khi xâm nhập được vào trog cơ thể người.

Dù hiếm khi xảy ra nhưng một khi N.fowleri đã xâm nhập được vào hệ thống thần kinh, người bệnh luôn phải chuẩn bị tinh thần đón nhận cái chết.

Thông thường, Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường mũi. Sau đó, N.fowleri sẽ di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não. Naegleria fowleri được cho là nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm màng não với tỉ lệ tử vong lên đến 98%.

Loài “amip ăn não” này sinh sôi rất nhanh. Chúng ăn các nơron thần kinh, gây cho bệnh nhân những cơn đau đầu khủng khiếp, các cơn sốt cao, chứng ảo giác và thậm chí khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát hành vi.

Các nhà khoa học miêu tả mức độ nguy hiểm của nó là : dẫn đến cái chết nhanh chóng đến nỗi rất khó nghiên cứu chúng tại phòng thí nghiệm.

Giun Guinea - ký sinh trùng trên da

Giun Guinea có tên khoa học là Dracununculus medinensis - là một loại  ký sinh trùng ở da người và động vật. Đây cũng là một trong những loại ký sinh trùng cổ xưa nhất từng được ghi nhận khi có nhiều tài liệu ghi nhận giun Guinea xuất hiện ở Hy Lạp từ thế kỷ thứ 2 TCN.

Những sinh vật nhỏ bé này sống phổ biến ở châu Á và châu Phi. Giun Guinea là loài giun tròn, có thể dài từ 80cm – 1m và là ký sinh trùng nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể người.

Giun Guinea xâm nhập cơ thể vật chủ (ở người và động vật) chủ yếu qua đường nước uống mang ấu trùng của giun.

Khoảng một năm sau, ấu trùng này sẽ phát triển, tạo ra một vết bỏng giộp trên da vật chủ, thường là ở chân hoặc bàn chân. Vết bỏng này gây ra cho con người cảm giác vô cùng đau đớn khi con giun trồi ra.

Ngâm chân vào nước, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu nhưng hành động này vô tình khiến cho giun cái có cơ hội “xuất” hàng trăm ngàn ấu trùng ký sinh vào nước, vô tình nhân bản ký sinh trùng trong nước.

Giun chỉ - ký sinh trùng ở hệ bạch huyết

Giun chỉ là một trong những loài ký sinh đáng sợ và nguy hiểm nhất với con người. Ấu trùng giun chỉ xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn của muỗi bị nhiễm ký sinh trùng.

Những ấu trùng này sẽ di chuyển tới hệ lympho (hệ bạch huyết – gồm các hạch và mạch bạch huyết, có nhiệm vụ duy trì cân bằng dịch của mô, là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch) của cơ thể người và phát triển thành giun chỉ trưởng thành.

Sự tấn công của giun chỉ trong mạch bạch huyết sẽ gây phù nề hệ thống hạch bạch huyết. Khi đó, một số vùng của cơ thể như chân, tay, bộ phận sinh dục bị sưng to quá mức.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do hệ bạch huyết ở đó bị tắc nghẽn, khiến dịch bạch huyết tích tụ lại nhiều. Cùng với đó, da và tổ chức dưới da ở khu vực tổn thương thường dày lên, có thể bị viêm tấy do bội nhiễm vi khuẩn khác.

Bệnh nhiễm giun chỉ có từ xa xưa. Người ta tìm thấy loài giun này trong xác ướp 3.000 năm tuổi ở Hy Lạp. Không chỉ gây bệnh chân voi, giun chỉ cũng là nguyên nhân gây dịch bệnh tại các nước châu Phi và nước nhiệt đới khác.

Kinh hãi người đàn ông nuôi giòi trong người suốt 2 tháng
Sau khi bị nhiễm giòi trong một chuyến du lịch, người đàn ông đã quyết định nuôi chúng trong cơ thể suốt 2 tháng.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn
TIN MỚI CẬP NHẬT