Tài sắc vẹn toàn
Thượng Quan Uyển Nhi người Thiểm Châu, nay là Hà Nam, Tam Môn giáp. Cha Uyển Nhi là Thượng Quan Đình Chi, mẹ là Trịnh phu nhân. Thời Đường Cao Tông, ông nội Uyển Nhi là Thượng Quan Nghi vì bí mật theo lệnh vua soạn chiếu phế truất Võ hậu mà bị Võ hậu hại chết. Cha và ông Uyển Nhi đều bị chém, riêng Trịnh phu nhân có người em trai là Trịnh Hưu Viễn, đang làm Thái thường Thiếu khanh nên được tha tội. Hai mẹ con Uyển Nhi từ đó làm nô lệ trong Dịch đình.
Năm Nghi Phụng thứ 2 (677), Võ hậu triệu kiến Uyển Nhi. Cô đối đáp trôi chảy, cử chỉ đoan trang đúng lễ, rất được Võ hậu yêu mến, xóa bỏ thân phận nô tì, giao cho việc soạn thảo chiếu thư trong cung.
Từ đó, Thượng Quan Uyển Nhi đã đi theo hầu hạ Võ Tắc Thiên, ngoài ra còn có cơ hội theo học các quan trong triều, sau này bà trở thành người thông thạo kinh thư, sử thư, thư pháp, làm thơ, lễ nghĩa... Những bài văn của Uyển Nhi đã nhận được sự khen ngợi của Võ Tắc Thiên. Uyển Nhi nhanh chóng được Võ Tắc Thiên tin tưởng và được Võ Tắc Thiên nhận làm "thư ký riêng" của mình.
Nhưng không ai biết được rằng Thượng Quan Uyển Nhi đã từng chuyển từ lòng thù hận sang khâm phục Võ Tắc Thiên. Thượng Quan Uyển Nhi đã bị trí tuệ hơn người của Võ Tắc Thiên chinh phục, đặc biệt là việc mở đường cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật.
Thượng Quan Uyển Nhi trong tạo hình của Chung Hân Đồng. |
Năm 684, Võ Tắc Thiên phế ngôi Đường Trung Tông để đưa Đường Duệ Tông lên thay. 6 năm sau, Đường Duệ Tông từ bỏ ngai vàng, Võ Tắc Thiên tự xưng ngôi Hoàng đế. Tư mã Dương Châu Từ Kính Nghiệp đã đứng lên khởi binh chống lại Võ Tắc Thiên, khôi phục nhà Đường, một trong tứ kiệt nhà Đường là Lạc Tân Vương cũng viết bản "thảo Võ Chiếu hịch văn". Vì lời lẽ trong bài hịch quá hay nên Uyển Nhi tỏ ra rất thích thú. Trong lúc nói chuyện với Võ Hậu, Uyển Nhi đã vô tình nhắc tới những câu nói của mà mình thích trong bài hịch, không ngờ Võ Tắc Thiên bắt cô đọc cả bài hịch ra. Thượng Quan Uyển Nhi tiến thoái lưỡng nan, bèn vội vàng quỳ xuống xin Võ Tắc Thiên tha tội nhưng Võ Tắc Thiên vẫn một mực bắt Uyển Nhi đọc, khi Uyển Nhi đọc xong mới hỏi: "Ai đã viết những lời lẽ trau truốt như vậy?"
Thấy Võ Tắc Thiên không chỉ không tỏ ra giận dữ mà còn khen văn của Lạc Tân Vương, Thượng Quan Uyển Nhi cầu xin Võ Hậu đừng giết Lạc Tân Vương và khuyên bà nên mở lại khoa cử, phục hưng thơ ca, cổ vũ văn sỹ sáng tác, Võ Tắc Thiên đồng ý với đề nghị của Thượng Quan Uyển Nhi. Từ đó, các kỳ tài của thơ đàn như Lạc Tân Vương, Vương Bột, Dương Quýnh, Đỗ Thẩm Ngôn...có được sự bảo hộ và cho ra đời các tác phẩm lưu truyền tới hậu thế. Các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...cũng có cơ hội được phát huy khả năng văn thơ của mình.
Người phụ nữ quyến rũ khiến "tình địch" cũng phải mềm lòng
Trong lúc đang ngồi ăn sáng với hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông, Thượng Quan Uyển Nhi cũng ngồi cạnh ăn cùng, đột nhiên, Võ Tắc Thiên quơ tay, rút dao kề lên trán Thượng Quan Uyển Nhi, Thượng Quan Uyển Nhi giơ tay che mặt, quỳ xuống cầu xin Võ Tắc Thiên thương xót.
Hóa ra trong lúc ăn, Thượng Quan Uyển Nhi đã nhiều lần liếc trộm Trương Xương Tông bị Võ Tắc Thiên bắt gặp và nổi giận. Việc này cũng không thể trách Võ Tắc Thiên chỉ trách Thượng Quan Uyển Nhi vụng trộm với Trương Xương Tông. Bởi Trương Xương Tông là nam sủng của Võ Tắc Thiên trong một thời gian dài, ngày nào cũng xuất hiện bên Võ Tắc Thiên và vô tình lại được Thượng Quan Uyển Nhi để mắt tới.
Vết sẹo hình bông hoa trên trán Thượng Quan Uyển Nhi khiến cô xinh đẹp hơn. |
Không cưỡng lại nổi sự cám dỗ của Trương Xương Tông, Thượng Quan Uyển Nhi đã động lòng và tất nhiên bí mật này của Uyển Nhi không thể qua mắt Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên, bà cũng đành nhắm mắt làm ngơ vì tự biết bản thân mình đã cao tuổi, không đáp ứng được Trương Xương Tông.
Không ngờ rằng, trong lúc ăn cơm, trước mặt Võ Tắc Thiên mà Thượng Quan Uyển Nhi lại dám công khai liếc mắt đưa tình, Trương Xương Tông cũng hùa theo khiến Võ Hậu nổi giận, liền ra lệnh giam Thượng Quan Uyển Nhi lại. Lúc này, trong lòng Võ Tắc Thiên cũng vô cùng mâu thuẫn, Uyển Nhi là một nữ cận thần làm việc rất tốt và không bao giờ làm Võ Hậu lo lắng nhưng nếu không giết thì sẽ không hả được cơn giận. Cuối cùng, Võ Tắc Thiên đã quyết định khắc dấu lên trán Uyển Nhi để Uyển Nhi không bao giờ dám tái phạm nữa.
Khắc dấu hay hủy hoại nhan sắc đối với Uyển Nhi mà nói đó là điều khó chấp nhận hơn cả cái chết. Tuy nhiên, sau khi khắc xong, trên trán Uyển Nhi lại là hình một bông hoa chứ không phải vết sẹo xấu xí và bông hoa này càng khiến Uyển Nhi trở nên quyến rũ hơn. Đến cả Võ Hậu sau khi gặp lại Uyển Nhi cũng phải thốt lên rằng: "Uyển Nhi, trông ngươi không giống bị khắc dấu chút nào mà ngược lại càng xinh đẹp hơn! Xem ra ông trời đã bảo vệ cho ngươi!".
Vương phi duy nhất giữ lại tên họ của mình
Năm Võ Tắc Thiên mất, Uyển Nhi được phong là Chiêu Dung, trở thành phi tần của hoàng đế, tiếp tục cai quản công việc thảo chiếu chỉ trong cung. Thông thường hoàng hậu và vương phi đều chỉ được giữ lại họ khi vào cung là dùng danh hiệu mà nhà vua tấn phong chứ không được sử dụng tên trước đây. Duy nhất chỉ có Thượng Quan Uyển Nhi là vẫn được giữ tên và giữ chức quan văn Chiêu Dung như trước, một điều chưa từng có ở một vương phi.
Trong khoảng thời gian này, Uyển Nhi thường xuyên qua lại với Vi Hoàng hậu và Công chúa An Lạc. Có thuyết cho rằng Uyển Nhi còn tư thông với Võ Tam Tư (cháu của Võ Tắc Thiên) và giới thiệu Võ Tam Tư cho Vi Hoàng hậu. Ngay sau đó, Võ Tam Tư đã ngồi vào vị trí "Tể tướng của Đại Đường", hình thành tập đoàn Võ- Vi do Vi Thị đứng đầu. Sau này chồng của Thái Bình công chúa (con gái của Võ Tắc Thiên) cũng ngồi vào vị trí Tể tướng triều đình.
Thượng Quan Uyển Nhi là Vương phi duy nhất trong lịch sử được giữ lại tên họ của mình. |
Dưới kế hoạch của Thượng Quan Uyển Nhi, tập đoàn Võ- Vi tiến hành cuộc binh biến cướp ngôi Hoàng đế với hy vọng được quay trở lại "Thời đại Võ Tắc Thiên". Khi binh biến xảy ra, Thượng Quan Uyển Nhi đang cùng Vi Hoàng hậu, công chúa An Lạc xem kịch với Trung Tông. Sau khi nghe tin, Vi Hậu và An Lạc run rẩy, riêng Uyển Nhi lại điềm tĩnh vô cùng. Sau cuộc binh biến này, danh tiếng của Uyển Nhi lên tới đỉnh cao. Trung Tông trả lại công bằng và chức vụ cho người than trong gia đình của Thượng Quan Uyển Nhi. Chỉ trong thời khắc đó, Trịnh Thị mới tin tưởng giấc mơ của bà năm xưa đã thành hiện thực: Uyển Nhi chính là người mang lại công bằng cho thiên hạ.
Năm 710, Trung Tông đột ngột băng hà, quyền lực triều đình rơi vào tay Vi Hậu. Để đối trọng với Vi Hậu, Uyển Nhi liên kết với Thái Bình công chúa, thảo chiếu giả lập Lý Trọng Mậu làm Thái tử, Vi Hậu sẽ là Hoàng Thái Hậu nhiếp chính. Nhưng Vi Hậu có dã tâm trở thành Võ Tắc Thiên thứ hai và tìm mọi cách thay đổi chiếu thư.
Năm thứ tư đời Đường Thương Đế (710), Lâm Tri vương Lý Long Cơ dấy phát cuộc chính biến, khởi binh tiêu diệt Vi Hậu và phe đảng. Thượng Quan Uyển Nhi bị bắt chung với Vi Hậu để xử trảm, lúc bấy giờ bà 46 tuổi.
Đánh giá về Thượng Quan Uyển Nhi có nhiều ý kiến trái nhiều, nhưng nhìn chung, bà được coi là điển hình cho mẫu hình phụ nữ tài năng, xinh đẹp đầy quyền lực trong lịch sử cung đình của Trung Hoa.
Kết cục bi thảm của người tình Võ Tắc Thiên Là sủng nam của Võ Tắc Thiên, nhận được sủng ái vô biên, nhưng Phùng Tiểu Bảo, Thẩm Nam Liêu, hai anh em họ Trương... vẫn không thoát khỏi kết cục bi thảm. |