Đường Đức Tông là hoàng đế thứ 10 của Đường triều. Vị hoàng đế này từng trải qua An Sử chi loạn (một cuộc phản loạn chính trị diễn ra ở nhà Đường do An Lộc Sơn và Sử Tư Minh cầm đầu), từng là đại nguyên soái, ông ta cũng nỗ lực muốn bình ổn giang sơn, trung hưng Đường thất, nhưng tiếc rằng ông ta không có tố chất để làm hoàng đế, cho nên trong thời gian chấp chính phản loạn liên miên.
Trong tình hình đó, Đường Đức Tông quyết định thực hiện chế độ văn trị. Ông ta đã khởi xướng triển khai một cuộc cách mạng văn hóa mới. Sau hơn 1.000 năm, các thành phần trí thức của Trung Quốc mới được mở rộng tầm mắt với một cuộc cải cách văn hóa mới. Mục đích của Đường Đức Tông chính là muốn thông qua con đường cách tân văn hóa để cách tân chính trị, tiến hành thực hiện chế độ văn trị.
Hoàng đế Đường Đức Tông. |
Thời bấy giờ có Tống Đình Phân - một nhà văn học nổi tiếng nhà Đường. Ông là người thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, văn chương sâu sắc. Nhưng điều đáng nói là ông có 5 người con gái tài sắc vẹn toàn. Đúng là cha giỏi tất có con tài, 5 nàng Tống tiểu thư ngoài dung mạo như hoa thì tài trí cũng thuộc hàng xuất chúng.
5 nàng học rộng tài cao, đều ham học hỏi và muốn toàn tâm toàn ý theo đuổi việc học hành. Các nàng đều muốn dựa vào tài năng văn chương của bản thân để tranh tài với mọi người. Chính vì thế, các nàng đã từng thề chung thân kiếp này không xuất giá.
Đường Đức Tông vốn là người khởi xướng văn trị nên rất trọng hiền tài, nghe danh tiếng của 5 nàng đã lâu nên muốn đưa cả 5 nàng tiến cung. Lời hoàng thượng không ai dám trái vì thế 5 tiểu thư họ Tống đành phải bỏ dở lời thề của mình vào cung hầu hạ hoàng thượng.
Có người cho rằng, Đường Đức Tông chỉ vì mê mẩn sắc đẹp của các nàng muốn thỏa mãn dục vọng của bản thân chứ không phải ngưỡng mộ tài năng văn học của họ. Nhưng Đường Đức Tông vốn là người trọng hiền tài, đặc biệt là những người con gái tài sắc vẹn toàn, vì thế việc cả 5 nàng nhập cung chính là do ông yêu quý, trân trọng sự tài hoa của các nàng. Xem ra cách lý giải này hợp tình hợp lý hơn cả.
Hơn nữa, theo ghi chép trong sử sách, Đường Đức Tông còn cho lập một khu riêng biệt với các cung nữ khác dành cho các chị em Tống thị.
Đường Đức Tông rất coi trọng tài năng của 5 chị em Tống thị nên đã triệu các nàng vào cung (Ảnh minh họa). |
Vị hoàng đế này không coi họ là những cung nữ chuyên hầu hạ chuyện giường chiếu mà đặc biệt ưu ái coi họ là những “học sĩ” tương đương như một chức quan trong triều mà thời bấy giờ chỉ có nam giới mới được nhận vinh dự đó. Vì thế có thể chứng mình rằng Đường Đức Tông rất coi trọng tài năng của năm chị em họ Tống.
Để khởi xướng phong trào văn trị, ông thường xuyên cùng các đại thần uống rượu làm thơ, những lúc như thế thì năm chị em Tống thị luôn luôn có mặt. Việc làm này có hai mục đích, thứ nhất để tiếp tục phát huy khả năng văn chương của các nàng, thứ hai là mở rộng giáo hóa lễ lạt truyền thống. Ngoài các chị em Tống thị ra thì trong hậu cung còn có rất nhiều cung nữ tài hoa khác cũng tham dự.
Đương thời, trong hậu cung của Đường Đức Tông tài nữ như mây, khí thế văn học hừng hực. Đặc biệt, chị em Tống thị trong hậu cung như năm bông kim hoa đã trở thành một cảnh sắc vô cùng lộng lẫy trong "khu vườn văn chương" của cung đình nhà Đường.
Nhưng tiếc rằng phong trào khởi xướng dùng văn trị của Đường Đức Tông đã không thành công, bởi vì thói quen xấu đã ăn sâu vào triều đình nhà Đường không thể thay đổi, chính nó đã "giết chết" mọi nỗ lực cống hiến nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền văn học nhà Đường của hoàng đế Đường Đức Tông Lý Thích.
Cao nhân "lắm tài nhiều tật" khiến Gia Cát Lượng "tự thẹn" Một cao nhân khiến Khổng Minh "tự thẹn không bằng", luôn khinh thường Lưu Bị mà Bị vẫn phải năm lần bảy lượt tìm cách chiêu mộ. |