Theo đó, việc ăn não người có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Và nghiên cứu xung quanh hoạt động này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về nhiều tình trạng bệnh như suy giảm trí nhớ.
Các nhà khoa học đến từ Anh đã tiến hành nghiên cứu về bộ tộc Fore, một tộc người chuyên ăn thịt đồng loại, như não người chết tại đám tang.
Bé gái tộc Fore (trái) thuộc đảo Papua New Guinea ở thời kỳ cuối của bệnh Kuru.
Theo đó kết quả thu được cho rằng người dân bộ tộc này đã có sự đề kháng rất tốt với bệnh kuru, giống bệnh bò điên, từng khiến khoảng 2% dân bộ tộc thiệt mạng mỗi năm.
Được biết thời điểm đại dịch bùng phát, đã xuất hiện một sự thay đổi tự nhiên về yếu tố gene mang tên prion. Sự thay đổi khiến cho các cá nhân giờ đã có khả năng đề kháng rất tốt với căn bệnh kuru.
Prion là một dạng protein có thể gây ra các vụ nhiễm trùng gây chết người như bệnh bò điên hay bệnh suy giảm trí nhớ.
“Đây là một ví dụ đáng kinh ngạc về sự tiến hóa Darwin của con người. Chỉ một thay đổi gene đơn nhất đã có thể mang tới khả năng chống lại căn bệnh gây chết người”, Giáo sư John Collinge, lãnh đạo nhóm nghiên cứu chương trình về tác động của bệnh kuru cho hay.
Theo ước tính của WHO, hiện trên thế giới có 47,5 triệu người bị bệnh mất trí nhớ và mỗi năm lại có thêm 7,7 triệu ca mới. Dự tính tổng số ca mắc bệnh sẽ lên đến 75,6 triệu ca vào năm 2030 và gấp ba lên 135,5 triệu ca vào năm 2050.
Kinh hoàng vụ ăn thịt 9 người ở Papua New Guinea (Ảnh nóng) - Là một trong những quốc gia có trình độ dân trí thấp trên thế giới cho nên không quá lạ khi hầu hết người dân sinh sống tại Papua New Guinea đều rất mê tín, đặc biệt họ hết sức tôn trọng và chỉ nghe lời thầy cúng mà thôi... |