Tế bào sinh sản này được xác định là của loài giun đất có tên gọi Clitellata, xuất hiện vào thời kỳ Eocene khoảng 50 triệu năm trước và được coi là tinh trùng hóa thạch lâu đời nhất trên thế giới.
Hóa thạch được tìm thấy trên vách của một cái kén Clitellata tại Nam Cực. Phát hiện này đem lại cho các nhà khoa học hy vọng về việc khôi phục những hóa thạch cực hiếm của các loài vi sinh vật thân mềm.
Clitellata là loài động vật lưỡng tính. Đến thời kỳ sinh sản, loài giun này sẽ tiết ra một cái bọc xung quanh mình. Sau đó nó sẽ chui ra khỏi cái bọc và tự thụ tinh bằng cách đặt cả trứng lẫn tinh trùng vào đó. Cái bọc sau khi nhận những tế bào sinh sản sẽ biến thành kén rồi sau đó nở ra giun con.
Các nhà khoa học cho rằng hóa thạch được hình thành và tồn tại lâu như vậy là bởi tế bào tinh trùng này đã bị mắc kẹt trong kén và không “đến được” với tế bào trứng. Có lẽ môi trường đặc biệt của kén đã giúp bảo quản tế bào này cho đến khi hóa thạch được phát hiện.
Nhà cổ thực vật học Benjamin Bomfleur và đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu hóa thạch này cho biết, việc tinh trùng được bảo quản trong kén như vậy là một điều rất khó xảy ra. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học trong những nghiên cứu mới về các phương tiện bảo quản trong tương lai.
Mẫu tinh trùng này được xác định còn tương tự với loại giun tôm càng ngày nay, một loại giun sống ký sinh trong những con tôm hùm nước ngọt. Một điều ngạc nhiên đó là loài giun này chỉ được tìm thấy ở phía Bắc Cực.
Bí ẩn về xác ướp vùng cực còn vẹn nguyên sau hàng thế kỷ Một xác ướp thời trung cổ được bảo quản trong vỏ cây vừa được tìm thấy ở ngôi làng nhỏ gần Siberia. |