1. Lấy ráy tai:
Nhiều bà mẹ thường làm sạch ráy tai của trẻ, dù trẻ chưa đầy 100 ngày tuổi (trong giai đoạn ở cữ). Thế nhưng, nếu tai trẻ bị kéo ra nhiều lầm, da ống tai ngoài sẽ trở nên mỏng hơn, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra, sử dụng tăm bông để loại bỏ ráy tai cho trẻ có thể vô tình đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai khiến nó bị kẹt trong đó.
2. Làm sạch rốn trẻ nhiều lần trong ngày:
Các bác sĩ nhi khoa thường nhắc nhở bố mẹ phải giữ gìn vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh. Thế nhưng, nếu chăm sóc cuống rốn của trẻ sai cách, nhất là nếu trẻ chưa rụng rốn, có thể dẫn đến những đến những hậu quả khôn lường như: viêm rốn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Rốn của trẻ mới sinh có thể chứa một chút dịch đọng lại ở các nếp gấp của rốn. Thế nhưng, mẹ không nên lau rửa quá nhiều lần, mà chỉ nên vệ sinh rốn cho trẻ 1 lần 1 ngày, tốt nhất là vào lúc tắm. Cách làm như sau: vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý và lau khô, không bôi bất kỳ chất gì lên rốn của trẻ. Hãy để rốn trẻ thông thoáng, không nên băng kín lại để trẻ sớm rụng rốn.
3. Bế đứng trẻ trong thời gian dài:
Khi thấy con khóc, nhiều bố mẹ thường bế dựng bé để dỗ dành. Thế nhưng với trẻ chưa được 3 tháng tuổi, việc này cực kỳ nguy hiểm. Cột sống của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, rất mềm và dễ bị tổn thương. Cách bế này có thể khiến cột sống của trẻ chịu áp lực lớn, khiến cột sống của trẻ bị biến dạng hoặc phát triển không bình thường.
Bố mẹ có thể dỗ con bằng cách bé trẻ ở tư thế nằm ngang, phần đầu nâng cao hơn một chút so với thân người để giữ sự thoải mái cho trẻ.
Một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn:
1. Chăm sóc trẻ khi ăn: Đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ 1 tuổi. Khi cho con bú, cha mẹ nên bế đứng trẻ khoảng 1 phút, khum tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ để tránh tình trạng trẻ bị ọc sữa, nôn trớ.
2. Đội mũ và quấn tã cho trẻ đúng cách:
- Trẻ sơ sinh thường thoát nhiệt qua da đầu, nên bố mẹ cần chú ý khu vực sau gáy của con. Nếu thời tiết quá nóng, mẹ hãy đầu trẻ thông thoáng khi ngủ. Nếu đội mũ kín mít cho trẻ, mồ hôi trẻ sẽ toát ra nhiều, khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, thậm chí bị sốt cao vì cơ thể trẻ chưa thể tự điều hòa thân nhiệt.
- Mẹ không nên quấn tã quá chặt, vì có thể làm tăng nguy cơ ép khớp háng của trẻ phải duỗi thẳng và hướng ra trước, khiến chân của trẻ bị lệch trục, bí bách, nóng, khó chịu....
3. Chăm sóc da, mắt, lưỡi, mũi cho trẻ:
- Không cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô, mỹ phẩm có chất kích thích, nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ để chống lại sự kích ứng.
- Luôn giữ da trẻ ở độ ẩm thích hợp.
- Không để những hóa chất độc hại ảnh hưởng đến mắt trẻ. Nếu trẻ chảy nước mắt, ghèn nhiều hay vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hằng ngày. Lau mắt cho trẻ bằng khăn riêng.
- Ngoài ra, những bộ phận như mũi và lưỡi của trẻ cũng phải vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch cho trẻ để làm giảm số lượng vi sinh vật gây hại, giúp trẻ cảm nhận được hương vị tốt hơn.