Không muốn bị rạn da, bà bầu phải làm ngay 3 việc này

11:45, Chủ nhật 07/01/2018

( PHUNUTODAY ) - Rạn da bụng là hiện tượng phổ biến thường gặp ở các bà bầu do các lớp đàn hồi ở da bị phá vỡ.

 Tại sao bà bầu bị rạn da bụng?

Về cơ bản, rạn da bụng là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Các dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác nóng ran trên da, ngứa hoặc thậm chí có người cảm thấy như bị kim chích nhẹ. Những người bị rạn da nhiều hơn là những người sở hữu làn da có độ đàn hồi thấp hơn – đồng nghĩa với việc càng mang thai khi quá nhiều tuổi càng có nguy cơ bị rạn da cao, nhất là những người sinh con ở độ tuổi sau 35 tuổi.

11
Bà bầu bị rạn da là chuyện thường gặp

Tùy thuộc vào màu da mà vết rạn lúc đầu có màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Theo thời gian, sắc tố nâu đỏ dần biến mất và các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo màu trắng đục.

Trên thực tế, không ai có thể biết trước được mình có bị rạn da hay không. Tuy vậy gene đóng một vai trò không nhỏ bởi mỗi người đều được thừa hưởng mẫu da từ cha mẹ - điều đó có nghĩa là nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang bầu bạn thì rất có thể bạn cũng sẽ bị rạn da khi mang bầu em bé của mình. Ngoài ra những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ “chỗ ở” cho các bé.

Bà bầu bị rạn da bụng phải làm sao?

Với những mẹ sở hữu làn da đàn hồi tốt thì khả năng bị rạn da trong khi mang bầu sẽ thấp hơn. Còn với những mẹ bầu bị rạn da thì sao? Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã biết đến những cách làm mờ vết ran sau sinh, nhưng trong khi mang bầu, để chống các vết rạn xấu xí, mẹ bầu phải làm thế nào? Dưới đây là những cách giúp mẹ bầu không còn lo lắng về rạn da khi mang thai nữa.

Bổ sung kẽm cho da

Thiếu kẽm da rất dễ bị rạn. Vì vậy mẹ bầu hãy bổ sung kẽm cho cơ thể. Mẹ có thể uống viên bổ sung kẽm nếu cần thiết. Tuy nhiên, mẹ nên uống theo đơn kê của bác sĩ.

Dùng dầu dừa

Dầu dừa có rất nhiều công dụng hữu ích trong ngăn ngừa rạn da, là công dụng tuyệt vời đối với bà bầu, không chỉ có vậy dầu dừa còn rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Trong dầu dừa có đầy đủ các axit béo bão hòa, bao gồm chủ yếu là axit béo chuỗi trung bình. Các loại axit béo này không dễ bị oxy hóa, vì vậy sẽ không gây tổn hại đến tế bào gốc của da.

13
Dầu dừa rất tốt trong việc chống rạn da

Các mẹ đang mang bầu nên dùng dầu dừa khi mang thai tháng thứ 4-5 và dùng hàng ngày mỗi buổi tối sau khi tắm để bôi lên da bụng. Với chị em đang cho con bú, có thể dùng dầu dừa bôi đầu ti để tránh bị nứt ti. Uống một thìa dầu dừa nhỏ mỗi sáng còn rất tốt cho sữa và làm nhiều sữa hơn. Phụ nữ mang thai chẳng may bị rạn da vẫn có thể dùng dầu dừa để hạn chế vết rạn và làm mờ dần vết rạn da. Mẹ có thể bôi trực tiếp dầu dừa lên vùng da cần bảo vệ. Tốt nhất là dùng ngay sau khi tắm để giữ độ ẩm và để dầu dừa hấp thụ vào da một cách dễ dàng.

Dùng các loại tinh dầu

Các loại dầu có lợi bao gồm: dầu ô liu, dầu Vitamin E, tinh dầu và dầu thầu dầu. Dầu Vitamin E có thể giúp cải thiện độ đàn hồi của da và do đó ngăn ngừa vết rạn da. Hầu hết các loại dầu này có lợi vì tính chất chống oxy hóa của chúng giúp cải thiện tế bào gốc của da.

Dầu oliu là loại dầu được nhiều mẹ bầu sử dụng nhất để chống rạn da khi mang thai. Mẹ có thể mua dầu oliu ở các siêu thị với giá thành không quá đắt. Để phòng chống hoặc trị rạn da, các mẹ có thể sử dụng một lượng nhỏ dầu bôi lên vùng ra cần điều trị, chà xát bằng đầu ngón tay theo chuyển động vòng tròn. Trong dầu oliu có vitamin E là chất giúp phòng chống lão hóa, phục hồi hư tổn trên da. Cũng có thể sử dụng mặt nạ oliu và cà phê đắp lên vùng da rạn 1 tuần 1 lần. Cách này vừa giúp tẩy da chết vừa mang lại làn da căng mịn. Nếu mát xa bằng dầu oliu hàng ngày kết hợp với sử dụng mặt nạ tự nhiên, sau 1 tháng các mẹ sẽ thấy kết quả rất tốt.

Bên cạnh áp dụng những mẹo trên, trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể đắp mặt nạ lòng trắng trứng lên vùng da bụng để bảo vệ da khỏi những vết rạn. Khoai tây cũng là một loại thực phẩm chống rạn da hiệu quả. Trong khoai tây có rất nhiều vitamin C giúp làm trắng và phục hồi vùng da hỏng hóc. Mỗi ngày chỉ cần luộc một củ khoai và trộn nhiễm với 1 thìa chanh tươi, sau đó các mẹ đắp lên vùng da rạn trong 15 phút và rửa lại với nước ấm. Hoặc mẹ có thể ùng sữa bò tươi massage vùng da bị rạn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, cũng có hiệu quả chống rạn da nhanh chóng không kém.

Cẩn thận khi dùng thuốc chống rạn da bụng
12
Bà bầu nên cẩn trọng khi dùng thuốc chống rạn da

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng một phòng khám sản phụ khoa ở Hà Nội khuyến cáo các mẹ: "Việc bôi kem chống rạn da chỉ là cách hỗ trợ, phù hợp hay không còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hiện nay, chưa có một chuyên gia hoặc nghiên cứu nào khẳng định rằng bôi kem rạn da sẽ phục hồi được làn da. Nhưng có một điều chắc chắn là trong thời gian mang thai, nếu chị em bôi kem chống rạn da quá "nhiệt tình" sẽ dẫn đến nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non".

Lý giải cho điều này, bác sĩ Dung cho biết: "Khi bôi kem chống rạn da, bà bầu thường phải có thao tác xoa và mát-xa vùng bụng. Việc xoa bụng trong suốt thời gian có thai làm xuất hiện các cơn co tử cung. Các cơn co này càng nhiều, phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài càng cao, dẫn đến sẩy thai, động thai, sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn. Do đó, các thai phụ nên tránh việc xoa vùng bụng và tránh mát-xa".

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Văn Thu Hiền