Không phải Phú Sát Hoàng hậu hay Lệnh phi, đây mới là phi tần được Càn Long thị tẩm nhiều nhất trong hậu cung

( PHUNUTODAY ) - Tương truyền rằng, hậu cung của Càn Long năm xưa từng có một mỹ nữ sở hữu bảng tên được nhà vua lật nhiều đến nỗi tróc sơn. Đó chính là Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị.

Xuất thân "không phải dạng vừa" của vị phi tần kém Càn Long gần 20 tuổi

Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị thuộc tộc Mãn Châu, xuất thân trong một gia tộc danh giá thời bấy giờ. Bà là một sủng phi của Càn Long đế và nhỏ hơn nhà vua tới 17 tuổi.

Theo sử sách ghi chép, tằng tổ phụ của bà là Nạp Lan Minh Châu – một trọng thần từng được Khang Hi đế vô cùng trọng dụng.

Thân phụ của vị phi tử này là Nạp Lan Vĩnh Thụy, làm quan đến chức Thị lang trong triều. Mẹ là Quan thị cũng xuất thân từ một gia tộc danh giá trong hàng ngũ Hán quân Chính Hoàng kỳ.

Gia đình của Thư phi nhiều đời có truyền thống thi thư, lại nổi tiếng là dòng họ nề nếp. Những chị em của bà nhờ vậy mà đều có mối nhân duyên tốt đẹp với các công tử thế gia hoặc hoàng tộc đương triều.

anh-lac-yen-uyen-1-15381934482301714985023

Năm Càn Long thứ 6 (năm 1741), Diệp Hách Na Lạp thị tham dự kỳ tuyển tú và nhập cung năm 13 tuổi, được phong làm Quý nhân. Chỉ riêng gia thế vốn không tầm thường đã đủ để cho bà một bệ đỡ vững chắc để vươn lên những vị trí mà không ai dám tùy tiện đụng tới.

Có giai thoại truyền lại rằng, ngay khi Diệp Hách Na Lạp thị mới nhập cung, Càn Long vốn đã nhắm bà vào vị trí Tần ngay từ đầu, việc phong làm Quý nhân chẳng qua là dựa theo trình tự mà thôi.

Quả nhiên chưa tới 1 tháng sau đó, bà được được tấn  thăng lên Tần vị, hiệu Thư tần. Căn cứ theo tài liệu của Nội vụ phủ, phong hào "Thư" của bà trong tiếng Mãn có nghĩa là "An thái", "Khoan dụ".

Tương truyền rằng, Diệp Hách Na Lạp thị bản tính ôn hòa hiền lành, hành sự rất mực cẩn trọng, là một phi tần vô cùng hiểu lễ nghi. Có ý kiến cho rằng, bà chính là kiểu mẫu của một người vợ hiền thục.

Không chỉ vậy, với vốn kiến thức sâu rộng của mình, Diệp Hách Na Lạp thị còn thường xuyên đưa ra những nhận xét chính trị độc đáo hoặc đề cử những chính sách có lợi cho dân chúng.

Nhiều ý kiến của bà vô cùng hợp ý với Càn Long. Nhà vua cũng vì vậy mà càng thêm sủng ái vị phi tần hiếm hoi có vốn kiến thức xuất sắc và học vấn thâm sâu ấy.

Sau khi Phú Sát Hoàng hậu qua đời, Thư tần được tấn thăng làm Thư phi khi mới 21 tuổi. Vẻn vẹn trong vòng vài năm ngắn ngủi, bà đã từ vị trí Quý nhân vươn lên đến Tần vị, sau lại được phong Phi khi mới ngoài hai mươi.

Chỉ riêng con đường thăng tiến thuận lợi và nhanh chóng như trên đã đủ để thấy Càn Long sủng ái vị phi tử này tới nhường nào.

Cái kết đau lòng của vị phi tần từng được Hoàng đế sủng ái nhất nhì hậu cung

tinngan_030049_411664526_1

Vào thời nhà Thanh, phương pháp chọn người thị tẩm được áp dụng lúc bấy giờ là hình thức lật bảng. Theo đó, mỗi vị phi tử sẽ có một tấm bảng ghi tên, tối đến Kính sự phòng dâng lên chiếc khay đặt những tấm bảng này để nhà vua chọn lựa.

Phương pháp lật bảng nhìn qua thì có vẻ mang tính ngẫu nhiên và đảm bảo sự công bằng, nhưng thực chất việc thị tẩm ai phụ thuộc hoàn toàn vào tâm ý của Hoàng đế.

Thực tế cũng đã chứng minh, có những vị phi tần đến vài năm thậm chí vài chục năm mới được hầu hạ nhà vua một lần. Trong khi đó thì số ít các sủng phi lại phải thường xuyên thay bảng tên mới vì được Hoàng đế ưu ái lật nhiều.

Thư phi chính là một trong số ít những người may mắn như vậy

Thông qua bức tranh chân dung của vị phi tần này, không khó để nhận thấy bà sở hữu dung nhan hết sức thanh tú, thậm chí còn không hề thua kém so với Phú Sát Hoàng hậu. Chưa dừng lại ở đó, Thư phi còn có kiến thức sâu rộng được Càn Long đánh giá rất cao. Chính những điểm mạnh này đã khiến bà có thể trụ vững trên hàng phi vị trong suốt ba thập kỷ.

Tương truyền rằng, năm xưa Càn Long vì sủng ái Thư phi nên thường xuyên lật bảng tên để chọn bà làm người thị tẩm. Thậm chí những chiếc bảng tên ấy bị lật nhiều tới nỗi tróc sơn, khiến Kính sự phòng phải thường xuyên thay mới cho riêng vị phi tần này.

Mặc dù được hưởng "ơn mưa móc" nhiều hơn những người khác, nhưng bản thân Thư phi hiểu rõ, trong chốn hậu cung này, có long thai đã là may mắn, nhưng an toàn đến khi sinh hạ con cái lại càng là điều khó khăn.

Đây cũng là lý do mà phải tới gần 10 năm sau khi nhập cung, vị phi tần này mới có thể sinh hạ một Hoàng tử cho Càn Long. Chỉ tiếc rằng Thập a ca của bà mới ra đời được hai năm đã yểu mệnh mà buông tay trần thế.

Sự ra đi đột ngột của đứa con đầu lòng đã giáng một đòn chí mạng vào Thư phi, cũng khiến cuộc đời của bà rẽ sang một hướng khác. Tương truyền rằng sau khi con trai qua đời, Thư phi càng lúc càng trở nên trầm lặng, có khi còn hay tự lảm nhảm nhiều câu nói linh tinh.

Một lần khi Càn Long ghé thăm, bà lại lẩm bẩm những câu chuyện không đầu không cuối về người con trai của mình. Chính việc thần trí thiếu minh mẫn như vậy đã khiến vị Thư phi dần bị Hoàng đế ghẻ lạnh.

Tới năm Càn Long thứ 42 (năm 1777), Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị qua đời ở tuổi 48. Cuộc đời của vị phi tử được Càn Long rất mực sủng ái năm nào cứ như vậy mà kết thúc trong lặng thầm và cô quạnh...

Vén màn bí ẩn về chế độ "lương - thưởng" của hậu phi nhà Thanh

Theo QQNews, nếu quy đổi ngân lượng của Thanh triều sang đơn vị tiền Trung Quốc hiện đại, 1 lượng bạc sẽ tương đương với khoảng 250 nhân dân tệ. Lấy tỷ giá 1 NDT xấp xỉ bằng 3500 VNĐ, ta sẽ có được con số về "mức lương" thực tế của những phi tần nhà Thanh thông qua các số liệu dưới đây:

- Hoàng hậu

Theo lẽ thông thường, người được hưởng thụ đãi ngộ cao nhất trong hậu cung Thanh triều (chỉ tính riêng các thê thiếp của Hoàng đế) nghiễm nhiên sẽ là Hoàng hậu. Dựa vào ghi chép của Thanh cung, Hoàng hậu mỗi năm được hưởng 1000 lượng bạc.

Một lượng bạc của thời nhà Thanh sẽ ứng với khoảng 250 NDT. Như vậy, các Hoàng hậu của vương triều này mỗi năm sẽ nhận được 250.000 NDT/năm, tương đương mức lương 20.800 NDT một tháng, nghĩa là xấp xỉ với khoảng 73 triệu Việt Nam đồng cho mỗi tháng.

- Hoàng Quý phi

Hưởng mức đãi ngộ cao thứ hai là các vị Hoàng Quý phi. Những nhân vật được ví như "Phó Hoàng hậu" trong hậu cung này sẽ được hưởng 800 lượng bạc mỗi năm, tương đương khoảng 200.000 NDT/năm, ứng với mức lương 16.600 NDT/tháng, nghĩa là xấp xỉ với khoảng 58 triệu đồng tiền Việt cho mỗi tháng.

- Quý phi

Các vị Quý phi trong hậu cung Thanh triều mỗi năm được cấp phát 600 lượng bạc làm bổng lộc, tương đương với khoảng 150.000 NDT/năm, ứng với mức lương gần 12.500 NDT/tháng, nghĩa là xấp xỉ với khoảng 43 triệu 750 ngàn Việt Nam đồng cho mỗi tháng.

- Phi

Những người ở hàng Phi vị sẽ được hưởng bổng lộc 300 lượng bạc/năm, tương đương 75.000 NDT/năm, ứng với mức lương 6250 NDT/tháng, xấp xỉ với khoảng 21 triệu 900 ngàn tiền Việt cho mỗi tháng.

- Tần

Những phi tử mang Tần vị thường được cấp phát 200 lượng bạc mỗi năm, tương đương 50.000 NDT/năm, ứng với mức lương khoảng 4200 NDT/tháng, xấp xỉ với khoảng 14 triệu 700 ngàn Việt Nam đồng cho mỗi tháng.

- Quý nhân

Quý nhân trong hậu cung Thanh triều mỗi năm được cấp 100 lượng bạc làm bổng lộc, tương đương 25.000 NDT/năm, ứng với mức lương 2000 NDT/tháng, xấp xỉ với khoảng 7 triệu tiền Việt cho mỗi tháng.

- Thường tại

Xếp dưới Quý nhân là các Thường tại, nhóm người này được phát 50 lượng bạc làm bổng lộc hàng năm, tương đương 12.500 NDT/năm, ứng với mức lương hơn 1.000 NDT/tháng, xấp xỉ với khoảng 3 triệu 500 ngàn Việt Nam đồng cho mỗi tháng.

- Đáp ứng

Đứng cuối trong danh sách những phi tần có chức vị trong hậu cung là các Đáp ứng. Họ chỉ nhận được 30 lượng bạc để chi tiêu cho cả năm, tương đương với 7.500 NDT/năm, ứng với mức lương 625 NDT/tháng, xấp xỉ với khoảng 2 triệu 900 ngàn tiền Việt cho mỗi tháng.

Ngoài số bổng lộc được xem như tiền lương kể trên, mỗi phi tần ở các thứ bậc khác nhau sẽ được hưởng những đãi ngộ khác nhau về nhu yếu phẩm. Số vật dụng này sẽ bao gồm lăng la tơ lụa, đồ ăn hàng ngày, số cung nữ hầu hạ...

Ngoài ra, vào dịp sinh nhật của mỗi phi tử, nhà vua sẽ ban thưởng cho họ quà tặng là những lễ vật riêng. Trong các dịp lễ tết, những phi tần có con đều được Hoàng đế phát "hồng bao". Số ngân lượng hoặc lễ vật được phát trong các dịp này được gọi là "thứ bổng", tương đương với tiền thưởng trong thời hiện đại.