Chuyên gia phong thủy gợi ý khung giờ "hoàng đạo" cúng ông Công ông Táo năm 2020

( PHUNUTODAY ) - Tùy vào điều kiện mà gia chủ có thể tiến hành cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy, khung giờ đẹp nhất để làm lễ là giờ Ngọ.

Nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào?

Theo dân gian, ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các gia đình làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu thiên đình.

Theo lịch vạn niên, ngày lễ ông Công ông Táo 23 tháng Chạp năm nay rơi vào thứ Sáu ngày 17/1/2020.

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà lễ cúng Táo quân có thể được chuẩn bị và tiến hành khác nhau tuy nhiên tất cả phải được thực hiện bằng sự kính trọng và lòng thành. Lễ cúng nhất được phải được làm trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi dân gian tin rằng, sau thời điểm này, ông Công ông Táo sẽ lên đường về thiên đình để báo cáo công việc với Ngọc Hoàng.

cung-ong-cong-ong-tao-vao-gio-nao-01

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Hồng Thuật (Bảo tàng dân tộc Việt Nam), dân gian cho rằng rằng giờ đẹp nhất để cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu thiên đình là giờ Ngọ (từ 11 – 13h) – tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng.

Trong đó, Long (rồng) tượng trưng cho trục tung còn Mã (ngựa) tượng trưng cho trục hoành. Long Mã là loài vật có đầu rồng, đuôi rồng, mình ngựa. Giờ Ngọ được coi là giờ linh thiêng trong ngày 23 tháng Chạp để tiễn các vị thần về thiên đình.

Tuy nhiên các chuyên gia phong thủy cho rằng, giờ Ngọ tuy đẹp nhưng không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện thời gian để cúng ông Công ông Táo vào thời điểm này. Do đó, không nhất thiết phải làm lễ cúng vòa giữa trưa.

Gia chủ có thể bắt đầu cúng ông Công ông Táo từ ngày 21 tháng Chạp đến ngày 23 tháng Chạp.

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo

Thông thường, mâm cơm cúng Táo quân sẽ có những món ăn truyền thống của người Việt như xôi, gà luộc, chân giò luộc, canh măng, bánh kẹo, trầu cau, đèn nến, hương, hoa tươi, đĩa ngũ quả, tiền vàng... Ngoài ra, các gia đình sẽ chuẩn bị thêm ba bộ mũ áo mới cho các vị thần. Món đồ này sẽ được hóa cùng với tiền vàng sau khi thắp hương xong.

Bên cạnh đó, dân gian tin rằng, cá chép là phương tiện di chuyển của các Táo, do đó, trong ngày 23 tháng Chạp, gia chủ sẽ chuẩn bị thêm cá chép vàng để đặt lên bàn thờ. Sau khi thắp hương, cá chép sẽ được thả xuống sông hồ để phóng sinh. Hiện nay, để tiện lợi hơi một số người sử dụng cá chép giấy.

Tại miền Trung, các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Còn người miền Nam cúng mũ, áo, hia bằng giấy.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn