Thủ dâm cho động vật
Mỗi ngày, ông Jim O’Neal lại thụ tinh nhân tạo cho hàng trăm bò cái. Tỉ lệ bò cái thụ thai nhân tạo thành công do ông Jim O’Neal thực hiện lên tới 65-70%. |
Vì mục đích thụ tinh nhân tạo cho động vật, có một công việc khá nhạy cảm và không kém phần hài hước là thủ dâm cho chúng. Những người làm công việc này dùng một âm đạo giả lồng vào dương vật của con đực để kích thích chúng xuất tinh trùng. Đây quả là một công việc khiến nhiều người phải ngán ngẩm.
Dọn bãi nôn
Một số phương tiện như tàu thủy, ô tô hoặc làm việc trong các cơ sở hạt nhân thường khiến người ta nôn nao. Hậu quả là một vài người không chịu nổi đã buộc phải nôn ra ngoài. Chắc chắn là sẽ chẳng ai để những "sản phẩm" này quá lâu tại những địa điểm như vậy và phải có những người chuyên đi lau dọn chúng. Tuy chẳng lấy gì làm sạch sẽ và hay ho, song công việc này thường lại không được trả lương cao và nhân viên chủ yếu là những người nghèo khó, ít có điều kiện học hành.
Vắt sữa rắn
Chính xác hơn ở đây là vắt nọc độc rắn khi ấn những chiếc răng nanh của chúng vào bình nhựa. Nọc độc rắn vốn dĩ rất cần thiết cho các công việc nghiên cứu và những công tác đặc thù khác. Mặc dù đây là công việc hết sức nguy hiểm song nhiều người cho hay họ thấy mình thực sự hữu ích cho xã hội khi biết đâu chính họ đang cứu sống một ai đó.
Ngửi nách
Một tình nguyện viên đang được kiểm tra mùi sau khi tham gia một nghiên cứu về chất khử mùi. |
Bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề nặng mùi ở vùng nách với chỉ một lọ thuốc xịt hay lăn khử mùi mua ở siêu thị. Tuy nhiên, chính các sản phẩm này trước khi ra thị trường cũng cần được kiểm tra chất lượng. Và mỗi công ty có cả một đội ngũ rầm rộ để thực hiện việc ấy. Có lẽ họ được trả lương cũng khá cao, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng hết mình vì công việc.
Ngửi "bom" của người
Công việc lạ lùng này rất phổ biến trong các phòng nghiên cứu các công ty nước xúc miệng. Họ phải chịu đựng luồng ám khí này để kiểm tra kiểm tra chất lượng sản phẩm. Michael Levitt một nhà nghiên cứu ở Minneapolí, Mỹ đã thuê 2 người làm công việc ngửi khí trung tiện từ 16 người khác. 16 tình nguyện viên đã ăn đậu pinto và sau đó đánh rắm vào một ống nhựa nhỏ đã nối sẵn. Những người làm công việc này phải tập trung hít 100 mẫu khí trong cùng một lúc để đánh giá mức độ độc hại. Biểu cảm rất “đau khổ” của họ khiến chúng ta tò mò về mức thù lao cho những người đặc biệt dũng cảm này.
Nhân viên đánh giá mùi hơi thở
Họ phải ngửi những mùi hơi thở khó chịu và nặng như mùi của miệng vào lúc buổi sáng, mùi tỏi hoặc mùi cà phê. Họ xếp loại hơi thở theo thang từ 1 đến 9 (1 là mức mùi nặng nhất). Để kiểm tra các sản phẩm làm hơi thở thơm tho như kẹo cao su, nước súc miệng thì họ phải ngửi mùi hơi thở nhiều lần và đưa ra thêm mức xếp loại mới.
Nghiên cứu muỗi ở Brasil
Các nhà khoa học nghiên cứu bệnh sốt rét phải tiến hành tìm hiểu thói quen đốt người của muỗi và cơ chế lây lan bệnh sốt rét ở người. Loại muối Anopheles Darlingi ở Brasil rất thông minh, chúng không bị đánh lừa bởi bẫy ánh sáng hay bẫy gió như loài muỗi ở Châu Phi. Cách duy nhất để tìm hiểu chúng là lấy thân mình để làm mồi nhử. Vào mỗi buổi tối, khi lũ muỗi hoạt động mạnh nhất, một người phải ngồi trong màn có khoảng trống ở phía dưới, đợi muỗi bay vào để làm mồi nhử. Muỗi bay thấp và bị mắc kẹt lại bên trong màn nơi các nhà khoa học phải tự nguyện trở thành con mồi của chúng. Nhà nghiên cứu kì cựu Helge Zieler tiến hành nghiên cứu như thế 2 lần/tuần. Lần đầu tiên ngồi rình muỗi, ông đã bắt được cả thảy 500 con muỗi trong 3 tiếng đồng hồ và phải chịu đến 3000 vết muỗi đốt. Ông chia sẻ rằng công việc kì cục này cũng không quá tệ, vì cảm giác ngứa ngáy sẽ biến mất ngay sau đó vài phút và ông cũng đã tiêm phòng trước khi lấy mình ra làm con mồi cho muỗi.
Đếm cá dưới đại dương
Công việc hàng ngày của cô Julie Booker, sống ở thành phố Seattle, bang Washington là đến công viên hải dương học đếm cá. Cứ 10 phút cô lại đếm một lần, công việc lặp đi lặp lại trong hàng tiếng đồng hồ. Ý nghĩa của việc này là giúp các nhà nghiên cứu điều hòa được số lượng các loài cá sinh sống ở địa phương.
Đánh bóng đồng xu
Khách sạn St. Francis ở thành phố San Francisco, bang California có một ông cụ tên là Arnold Batliner. Hàng ngày, ông đến làm nhiệm vụ đánh bóng các đồng xu mà khách hàng trả cho khách sạn.
Những đồng xu cũ xỉn sẽ được làm mới trở lại để khi nhân viên trả lại cho khách, chúng sẽ khiến họ ấn tượng vì vẻ sáng bóng hoàn hảo. Dịch vụ này đã được khách sạn duy trì suốt 50 năm qua và ông cụ Batliner cũng đã làm ở đây suốt 20 năm.
Những nghề kỳ lạ nhất hành tinh nhưng hái ra tiền Đẻ thuê, bán trinh tiết, bác sĩ tư vấn tự tử, giẫm lên đệm, hacker chân chính… là những nghề kỳ lạ nhất hành tinh nhưng hái ra tiền. |