Đi đôi với đó, nếu bạn không nắm vững các phép tắc trong ứng xử thì rất dễ bị người khác coi thường, chê bai, ngay cả khi đó chỉ là một thiếu sót nho nhỏ. Cho nên, muốn sống yên bình ở đời, chúng ta không thể không có tri thức.
Nếu hành vi của chúng ta phù hợp tối đa với các quy phạm đạo đức trong xã hội, mọi thứ đều giữ ở mức độ vừa phải, điều đó rất tốt.
Cổ nhân cũng đã có lời cảnh báo: Làm 3 việc sau càng ít càng tốt, bởi phạm phải chúng, bạn rất dễ bị người khác coi thường.
1. Sống ở nhà người thân quá lâu
Mặc dù là họ hàng tương đối thân thích, nhưng khoảng cách cũng lớn. Nếu chúng ta ở nhà người thân quá lâu dễ ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình họ. Do đó, chúng ta sẽ bị người ta chán ghét. Nếu bạn sống trong cảnh nghèo khó, luôn phải nhờ vả đến họ hàng thì bạn sẽ phải chịu sự xa lánh của mọi người.
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là hiểu nhau và tôn trọng lẫn nhau. Khi người khác bày tỏ lòng tốt để cho bạn thuận tiện, bạn cũng nên hiểu, hoàn cảnh sống của người này như thế nào. Bạn chỉ có thể chung sống hòa thuận, có được tình cảm tốt đẹp với những người mà các bạn có thể thấu hiểu lẫn nhau.
Khi bạn nghèo khó, người ta bị họ hàng xa lánh là rất chuyện bình thường. Gia đình nào cũng có những khó khăn, trăn trở riêng. Lúc này, bạn cần hiểu và tôn trọng điều đó. Nếu không bạn sẽ bị chính sự vô tri của mình làm mất mặt và làm mất mặt người khác.
2. Không có tiền không hùa theo đám đông; Lúc hoạn nạn không tìm kiếm người thân
Khi không có đủ tiền thì không thể khoe khoang, khoe mẽ trước mặt thiên hạ. Dù tình huống thực tế ở trước mắt ra sao, nếu vốn liếng không đủ, chúng ta không thể chạy theo lối ăn chơi, chi tiêu hoặc đầu tư cùng mọi người mà gặp tổn hại. Nếu cố tình, bạn chỉ có thể chuốc lấy tủi nhục.
Lúc tình cảnh của bạn không tốt, tốt nhất bạn không nên tìm kiếm người thân và bạn bè nhờ trợ giúp. Ngay cả khi các bạn là những người thân thiết với nhau, khi gặp khó khăn cũng cố gắng ít làm phiền người khác nhất có thể. Dù sao chuyện của mình cũng phải tự mình giải quyết, người khác cũng có khó khăn và cuộc sống của họ.
Nếu đối phương không chủ động giúp chúng ta một tay, họ cũng có lý do của họ. Cho nên, gặp khó khăn, không đòi hỏi, không trách móc hay tức giận chính là giữ gìn sự tôn nghiêm cho bản thân mình và đó cũng là sự bao dung với người.
Mặc dù tiền không phải là tất cả, điều kiện kinh tế không phải là tiêu chuẩn để đo lường một con người. Tuy nhiên, việc người khác có tiền và điều kiện mà không giúp đỡ chúng ta, thế là chúng ta chụp mũ họ là những kẻ trọng tiền khinh người, điều đó hết sức vô lý.
Nếu không có điều kiện, chúng ta hãy cố gắng tạo ra. Sống ở đời cần có sự tôn nghiêm, đàng hoàng và kiên định.
3. Sức yếu thì không vác nặng; Lời nói không trọng lượng thì không khuyên bảo người
Một điều hiển nhiên, nếu sức mình không đủ thì không nên gánh quá nặng, nếu không sẽ tự làm khổ mình mà không làm được gì. Khi bạn đang ở một vị trí mà lời nói không có trọng lượng; vậy thì tốt nhất là không thuyết phục người khác.
Làm người thì phải biết thế sự, trái đất vẫn đang quay đều trong quỹ đạo, ai cũng có lúc gặp khó khăn. Các hoạn nạn riêng, mỗi người trong đời đều sẽ phải tự họ vượt qua. Huống hồ nếu lời nói của chúng ta không có trọng lượng với họ thì hãy giữ im lặng. Chúng ta có thể nói, nhưng là để nói với đúng người.