Lá tía tô chồng rụng tóc
Trong các sách về học cổ truyền, tía tô là loại gia vị được sử dụng nhiều, có thể dùng để trị bệnh. Ngoài việc dùng để làm gia vị cho các món ăn, lá tía tô có tác dụng làm đẹp rất tốt. Loại lá này có thể dùng để đun nước tắm, nước gội đầu để làm sạch da, dưỡng da, bảo vệ đầu để da mặt không bị khô, giúp chống lão hóa.
Ngoài tra, trong lá có nhiều phần dinh dưỡng khác nhau. Tía tô có thể chứa vitamin A, C, E, canxi, sắt, kẽm giúp nang tóc phát triển tốt hơn, nhanh dài hơn.
Lá tía tô còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như pholyphenol, favonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể kho sự tổn thương do các gốc gây ra, giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc.

Cách sử dụng lá tía tô để gội đầu
Bạn có thể sử dụng lá tía tô để đun nước gội đầu. Hãy lấy khoảng 100-300 gram lá tía tô tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 2-3 lút nước trong khoảng 10 phút. Để cho nước tía tô nguội bớt rồi dùng nước này để gội đầu. Cách gội đầu này giúp loại bỏ dầu nhờn trên da đầu, giúp kích thích sự phát triển của các nang tóc...
Thực hiện cách này 2-3 lần/tuần để thấy tình trạng tóc được cải thiện, mái tóc trở nên chắc khỏe, bóng mượt hơn.
Phần bã của lá tía tô bạn cũng nên giữ lại. Dùng bã này chà nhẹ lên da đầu để làm sạch sâu, tăng cường lưu thông máu, kích thích các nang tóc hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiền nhuyễn lá tía tô. Trộn lá này với dầu dừa hoặc dầu olive rồi thoa lên da dầu và tóc. Ủ tóc trong khoảng 30 phút rồi gội lại bằng nước ấm. Cách ủ tóc này sẽ giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt hơn.
Cách trồng cây tía tô tại nhà
Để trồng cây tía tô, bạn có thể sử dụng cách trồng bằng hạt hoặc trồng bằng cành.
Cây tía tô rất dễ trồng, dễ phát triển, không yêu cầu chăm sóc quá nhiều. Có thể tận dụng vài lon bia, cắt đôi để làm giá ươm cây tía tô.
Bạn có thể trồng cây tía tô bằng hạt hoặc bằng cành đều được. Nếu muốn trồng theo cách đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng cành cây để làm giống là được.
Nên chọn loại đất thoáng khí, không dễ bị ngập úng, có thể trộn thêm xơ cừa vừa giúp tăng lượng dinh dưỡng cho đất, vừa giúp tạo dọ thông thoáng cho đất.
Khi gieo hạt, bạn nên chọn những hạt chắc, mẩy để ươm mầm. Thời gian ươm mầm sẽ lâu hơn so với cách sử dụng cành.
Đối với việc ươm cành, bạn có thể cắt những đoạn cành lá tía tô ngắn rồi cắm vào đất, tưới nước đều đặn là cây có thể phát triển. Cây tía tô có 5-6 lá thì có thể tiến hành tỉa lá.
Đối với việc ươm cành, bạn có thể dắt những đoạn cành lá tía tô ngắn rồi cắm vào đất, tưới nước đều đặn là cây có thể phát triển.
Để cây sinh trưởng tốt, sau khoảng 1 tháng, bạn có thể bón phân hữu cơ hoặc phân trùn quế. Sau hơn 3 tháng, bạn có thể thu hoạch lá tía tô. Khi thu hoạch, nên hái các lá to trước, các lá non, lá nhỏ có thể để ở phía sau.
Như vậy là bạn đã biết thêm một cách để sử dụng lá tía tô. Loại lá này có tác dụng tốt trong việc làm sạch da đầu, giúp kích thích sự phát triển của tóc, làm tóc chắc khỏe, bóng mượt hơn. Thay vì sử dụng các nguyên liệu hóa học được bày bán sẵn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách dùng các nguyên liệu tự nhiên như vừa an toàn cho bản thân, vừa không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường.