iều mà người ta mong mỏi là làm sao để lễ hội cà phê mỗi lần tổ chức phải là một ngày hội thực sự của người nông dân trồng cà phê chứ không chỉ của quan chức, doanh nhân, nhà khoa học và du khách!" />

Lễ hội cà phê sẽ vinh danh người trồng cà phê?

06:04, Thứ hai 11/03/2013

( PHUNUTODAY ) - ize: 12px;">iều mà người ta mong mỏi là làm sao để lễ hội cà phê mỗi lần tổ chức phải là một ngày hội thực sự của người nông dân trồng cà phê chứ không chỉ của quan chức, doanh nhân, nhà khoa học và du khách!

Năm 2005, lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần đầu được tổ chức đã được nâng lên thành cấp quốc gia định kỳ hai năm và năm 2013, lễ hội lần thứ 4 sắp được khai mạc tại TP Buôn Ma Thuột – thủ phủ của cà phê Việt Nam. Bài viết dưới đây cho một góc nhìn về cà phê và lễ hội càphê tại Việt Nam trước thềm lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4.

[links()]
Đằng sau những con số
Vị trí của người trồng càphê ở đâu trong Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột?
Vị trí của người trồng cà phê ở đâu trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột?
 
Theo thống kê, với diện tích khoảng 550.000ha, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu 1,76 triệu tấn đạt kim ngạch 3,73 tỉ USD, tăng cả về lượng và giá trị so với năm 2011. Để có kết quả đó, ngành cà phê Việt Nam trong thập niên 1990 đã tăng trưởng bình quân lên đến gần 24%/năm để hiện nay ngang ngửa về sản lượng với Brazil – quốc gia xuất khẩu cà phê số một thế giới. Trong điều kiện kinh tế suy thoái, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 của Việt Nam chủ yếu ở khu vực FDI và dầu thô, thì con số 3,73 tỉ USD là đóng góp quan trọng của ngành cà phê Việt Nam cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
 
Đầu tiên, để có được diện tích cà phê như hiện nay, phần lớn là sự đánh đổi đầy đau đớn các cánh rừng bạt ngàn của Tây Nguyên trong suốt thập niên 80 của thế kỷ trước.
 
Thứ hai chủ yếu là đốt rừng để làm hoa màu và trồng cà phê tự phát theo kiểu nhà nhà trồng càphê, diện tích manh mún, không quy họach, thiếu sự hướng dẫn chuyên nghiệp cả về giống, kỹ thuật, thu hoạch… đã gây nên nhiều vấn đề mà hậu quả dễ thấy nhất là thiếu nước nghiêm trọng để tưới cho càphê vào mùa khô dẫn đến sản lượng, chất lượng cà phê thiếu ổn định, phẩm chất kém nên luôn bị ép giá trên thị trường cà phê thế giới.
 
Thứ ba, ngành chế biến cà phê của Việt Nam vẫn còn hết sức nhỏ bé và lạc hậu, thị trường tiêu thụ trong nước khiêm tốn nên hơn 90% cà phê được xuất khẩu thô, giá trị thấp.
 
Thứ tư, giống cà phê Việt Nam đang canh tác chủ yếu là cà phê robusta có giá chỉ bằng một nửa so với càphê Arabica được thế giới ưa chuộng. Giống cà phê Arabica giúp Brazil mỗi năm xuất khấu 1,8 triệu tấn mà thu về hơn 8 tỉ USD trong khi Việt Nam năm 2012 xuất cũng gần tương đương mà chỉ thu về chưa bằng một nửa, 3,73 tỉ USD.
 
Làm (trồng) cà phê bao giờ sẽ giàu?
 
Khi nghe câu hỏi này, một anh nông dân trồng cà phê kỳ cựu ở xã Hoà An, huyện Krông Pắc, Dăk Lăk tết Quý Tỵ vừa rồi lắc đầu cười như mếu. Do chỗ thân tình và ly rượu đầu năm, anh phân tích mà gần như thuộc lòng: giá cà phê hiện nay là trên dưới 42.000 đồng/kg, một tấn càphê giá 42 triệu đồng, một hecta bình thường thu được 3 tấn cho 120 triệu đồng. Trừ các chi phí gồm: tưới ba lần (xăng dầu, máy, dây); phân bón; thuốc trừ sâu; công thuê chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, phơi, xay xát v.v. mỗi hecta càphê một năm thu lời (lãi) từ 15 – 20 triệu đồng. Đó là công lao động trong gia đình chưa tính, nếu tính hết thì huề vốn hoặc là lỗ.
 
Anh thở dài và nói tiếp, người nông dân muốn“dễ thở” thì 1kg cà phê phải bằng 5kg gạo, tức là giá cà phê phải khoảng 70.000 đồng/kg và muốn giàu phải bằng 10kg gạo, tương đương 150.000 đồng/kg!
 
Lễ hội cà phê sẽ vinh danh người trồng cà phê?
 
Qua ba lần tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, sự chu đáo, chuyên nghiệp dần được cải thiện. Tuy nhiên, điều mà người ta mong mỏi là làm sao để lễ hội cà phê mỗi lần tổ chức phải là một ngày hội thực sự của người nông dân trồng cà phê chứ không chỉ của quan chức, doanh nhân, nhà khoa học và du khách!
 
Liệu sau 5 – 7 lần lễ hội nữa, giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt gấp 3 lần hiện nay, khoảng 10 tỉ USD, thì điều mong ước ấy liệu có trở thành hiện thực? 10 tỉ USD là con số lớn với Việt Nam hiện nay, nhưng nếu làm đúng, nỗ lực, hướng đến lợi ích của người trồng; một Trung Nguyên hay một Vinacafé có thể không nhưng nếu hợp lại được theo một cách nào đó thì sao, thậm chí là hợp tác cả với những gã khổng lồ như Starbucks, Nestlé… cũng chẳng sao miễn là lợi ích được phân phối hợp lý, công bằng và bền vững?
 
Nếu được như thế có lẽ con số 10, thậm chí 20 hay 30 mới thực sự khai mở được tiềm năng của cà phê Tây Nguyên. Và tới một lúc nào đó, không cần hô hào, không cần đấu nhau, một văn hóa cà phê đích thực mang hơi thở Tây Nguyên sẽ định hình và lan toả khắp toàn cầu!
  • (Theo SGTT)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc