Thời gian qua, liên tiếp những thông tin các sản phẩm từ sữa bị nấm mốc, có “dị vật giống con giấm”, bị đóng váng đã gây không ít lo lắng cho người tiêu dùng… Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?
Tuân thủ quy trình sản xuất khép kín
Từ lâu, các sản phẩm từ sữa được xem là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, được sử dụng rộng rãi và được yêu thích trên thế giới. Tuy nhiên, vì đây là sản phẩm gắn liền với sức khỏe người tiêu dùng nên nó đặc biệt “nhạy cảm”, nhất là khi gần đây thị trường này thường xuyên gặp sự cố, ví dụ như trường hợp sữa chua uống Fristi của FrieslandCampina Việt Nam bị hiểu lầm là có chứa “dị vật” như nấm mốc, đóng váng, vón cục...
Công ty FrieslandCampina cho biết, vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm của các sản phẩm luôn là trọng tâm của công ty nên toàn bộ quy trình đóng gói phải luôn khép kín một chiều và gần như tự động hoàn toàn. Trên các công đoạn trong dây chuyền sản xuất đều có những thiết bị hiện đại và những bước kiểm tra toàn diện để giúp loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Tất cả các mẫu sản phẩm đều được kiểm tra dựa trên các chỉ tiêu cảm quan, hóa lý, vi sinh và các mẫu này được lưu lại trong suốt quá trình tuổi thọ của sản phẩm.
Để có nguồn sữa tươi nguyên liệu đạt chất lượng, các công ty đã mạnh dạn đầu tư ngay từ “điểm xuất phát” là các trang trại nuôi bò. Hệ thống chuồng trại được công ty trang bị hiện đại nhằm tạo điều kiện sống tốt nhất cho bò. Các công ty thường xuyên cử cán bộ tập huấn cho nông dân cách nuôi dưỡng bò đúng kỹ thuật (khẩu phần đầy đủ, cho ăn đúng phương pháp, sức khỏe tốt (không bệnh), vệ sinh chuồng trại sạch sẽ… Quy trình vắt sữa cũng được máy móc hóa để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sữa nguyên liệu. Sữa sau khi được vắt xong sẽ được cho vào làm lạnh trong nhiệt độ 4oC để bảo quản trước khi đưa vào quá trình chế biến. Quá trình vận chuyển từ trang trại đến nhà máy được kiểm soát hết sức nghiêm ngặt, đặt trong tình trạng vô trùng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Khi về đến nhà máy, nguyên liệu sữa tươi được kiểm tra, đánh giá lại lần nữa, nếu không đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ bị loại bỏ. Sau đó, sữa chế biến và đóng gói theo quy trình khép kín trên dây chuyền công nghệ hiện đại được nhập từ Hà Lan. Đó là chưa kể, các nhà máy sản xuất cũng luôn tuân thủ các chương trình chống nhiễm chéo bên trong và ngoài khu vực sản xuất; các nhân viên của nhà máy cũng phải đảm bảo vệ sinh cá nhân, kiểm tra sức khỏe định kì… Các nhà máy của FrieslandCampina tại Việt Nam đều đạt chuẩn an toàn thực phẩm của Bộ Y tế và chương trình phòng vệ thực phẩm do Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định.
Không chỉ kiểm soát kỹ trong quá trình lưu giữ sản phẩm, mà khi xuất xưởng, các sản phẩm cũng phải trải qua quá trình kiểm tra, kiểm soát gắt gao… Do đó các sản phẩm của FrieslandCampina Việt Nam trước khi xuất xưởng đều đạt các tiêu chuẩn uy tín như QRMS, ISO, HACCP, FOQUS…
Khi sản phẩm lưu hành trên thị trường
Có thể nói, qui trình sản xuất khép kín được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đến đóng gói, những sai sót trong quá trình sản xuất sữa rất khó xảy ra. Vấn đề còn lại là nằm ở khâu lưu hành và bảo quản…
Khi vận chuyển có thể xảy ra va chạm, gây hư tổn nơi vỏ hộp dẫn đến việc vi khuẩn có hại xâm nhập |
Để đến với người tiêu dùng, các sản phẩm phải qua nhiều công đoạn từ nhà phân phối, cửa hàng, đại lý bán lẻ (nhiều cấp)… Trong quá trình này thường xảy ra va đập, vỏ hộp có thể bị nứt, thủng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập, làm sữa bị nấm mốc, đóng váng, đổi màu… Ngoài ra, việc bảo quản sữa không đúng cách cũng là “thủ phạm” gây nên tình trạng sữa bị nấm mốc, đóng váng. Thông thường, sản phẩm từ sữa phải được bảo quản ở nơi khô, sạch, thoáng mát, có mái che và tránh ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, một số người tiêu dùng lại không biết rằng còn có một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc bảo quản sữa đặc như nhiệt độ phòng, ánh nắng mặt trời… Chưa kể, những thay đổi bất thường về thời tiết gần đây cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc bảo quản. Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ có khi lên đến 39 – 40oC khiến những vi khuẩn có hại có điều kiện sinh sôi.
Các nhà sản xuất khuyên rằng, khi phát hiện sản phẩm có vấn đề, người tiêu dùng nên kiểm tra lại hạn sử dụng; quy trình bảo quản sản phẩm; kiểm tra kỹ vỏ hộp xem có lỗi bao bì hay không… sau đó liên hệ ngay vào đường dây nóng của công ty để thông báo tình hình. Công ty sẽ đổi lại sản phẩm mới, đồng thời gửi mẫu đi kiểm nghiệm. Qua hệ thống mã vạch in trên bao bì sản phẩm, nhà sản xuất có thể truy nguyên sản phẩm, nhờ đó có thể nhanh chóng xác định nguyên nhân, có biện pháp khắc phục… Các nhà sản xuất uy tín luôn có chương trình tập huấn, hướng dẫn thường xuyên cho các đại lý về qui trình vận chuyển và bảo quản nhằm hạn chế thấp nhất những hư hỏng xảy ra đối với sản phẩm.
- Bảo Ngọc