1. Những tác hại của dưa muối và thói quen thức khuya
a) Thói quen ăn dưa muối
- Ung thư dạ dày
Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản là hai đất nước thường xuyên ăn các sản phẩm ngâm muối, lên men chua. Tại đây, các bác sĩ phát hiện ra tỉ lệ ung thư dạ dày của người dân cao hơn đáng kể. Nguyên nhân là bởi các thực phẩm ngâm quá nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
- Tăng huyết áp
Ăn nhiều dưa chua nghĩa là chúng ta đang nạp vào cơ thể một lượng lớn natri sinh ra trong quá trình ngâm muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.
b) Thói quen thức khuya
- Bệnh trầm cảm
Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng những "cú đêm" thường có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Điều này đặc biệt đúng với những người tham gia nghiên cứu, họ đều thức khuya và cũng mắc tiểu đường loại 2. Dù không chắc chắn thức khuya là nguyên nhân nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng ở một mức độ nào đó cả hai đều có liên quan với nhau.
- Ảnh hưởng đến trí nhớ
Nếu bạn thức khuya để học bài hoặc làm việc, bạn có thể không nhớ được thông tin gì nhiều. Thức khuya để học bài sẽ phản tác dụng trong việc cải thiện điểm số của bạn. Vào năm 2016, một báo cáo của A&M Texas cho rằng thức khuya để học bài, thường kéo theo tình trạng thiếu ngủ, không giúp ích gì cho trí nhớ dài hạn và có tác động tiêu cực đến hiệu quả của não bộ.
- Ảnh hưởng đến thời lượng và số lượng giấc ngủ
Nếu bạn đang không ngủ đủ tám tiếng mỗi đêm, việc thức khuya sẽ khiến giấc ngủ của bạn ngắn hơn. Ngủ không ngon hay ngủ không đủ giấc đều sẽ gây hại lên cơ thể. Thiếu ngủ có thể làm chậm thời gian phản ứng (không tốt nếu bạn làm việc vào buổi sáng) và cũng có thể gây căng thẳng vào ngày hôm sau. Vì vậy, dù bạn không đi ngủ vào 21h nhưng hãy cố dành thời gian cho bản thân để thực sự có một giấc ngủ trọn vẹn.
2. Những lời cảnh báo thói quen mà rất nhiều người Việt vẫn mắc phải
1/ Nên sử dụng nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh an toàn. Không nên ăn tương, chao, đậu phộng, nước tương (ngoại trừ các hãng nước tương tuy tín có chất lượng đảm bảo và kiểm định hàm lượng độc tố aflatoxin). Người Việt cần tránh ăn các món ăn nhiễm khuẩn hoặc nấm mốc. Không nên ăn nhiều dưa muối, củ cải muối, cà muối...
2/ Cần tránh ăn các món chứa nhiều dầu mỡ, chiên, nướng, khét. Nên ăn nhiều cá, tôm, hải sản, thức ăn chay, không nên ăn nhiều thịt bò, thịt mỡ.
3/ Không được đụng đồ ăn nóng và có dầu mỡ trong hộp nhựa, xốp, nylon. Nên sử dụng thủy tinh, thép, sứ là các vật liệu an toàn đối với việc lưu trữ thực phẩm.
4/ Nên tránh ăn những món đồ hộp, xúc xích, paté gan, nội tạng, cũng như các thực phẩm có nhiều chất bảo quản hoặc màu công nghiệp độc hại.
5/ Không được sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia... Tránh xa việc hút thuốc lá hoặc nơi có khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn. Cần hạn chế dùng thịt đỏ vì món ăn này có thể kích thích tế bào ung thư tăng trưởng.
6/ Nên chăm chỉ tập thể dục và sống ở nơi yên tĩnh, thoáng mát. Nên ngủ sớm và đủ 8 giờ mỗi ngày. Yoga, thiền tĩnh tâm, thư giãn, cầu nguyện, làm việc thiện nguyện rất tốt cho sức khỏe.
7/ Cố gắng giữ thái độ lạc quan, hạnh phúc để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả và tiêu diệt ung thư tốt.
8/ Thực hiện định kỳ các xét nghiệm và chẩn đoán tầm soát ung thư như chụp nhũ ảnh, xét nghiệm máu, nội soi ruột...