Lời tiên đoán ứng nghiệm không sai 1 chữ của Khổng Minh về kết cục của hậu duệ nhà Gia Cát

10:25, Thứ sáu 24/05/2019

( PHUNUTODAY ) - Phải tới năm 227, khi Khổng Minh đã 47 tuổi, người con trai ruột của ông là Gia Cát Chiêm mới chào đời.

Khuyết điểm chí mạng của con trai và lời tiên tri từng được Khổng Minh nhắc tới lúc sinh thời

Gia Cát Chiêm (217 – 263), tự Tử Viễn, là người quận Lang Gia, Thanh Châu. Mặc dù trên danh nghĩa là con thứ của Khổng Minh, nhưng thực chất ông mới là con trai đầu lòng, bởi con trưởng thực chất là một người cháu được Gia Cát Lượng nhận nuôi. 

Sinh ra trong một gia đình vốn rất có tiếng tăm và sức ảnh hưởng vào thời bấy giờ, nhưng tuổi thơ của Gia Cát Chiêm lại không có nhiều khoảng thời gian kề cận bên cha ruột. Bởi từ năm ông mới lên hai, Khổng Minh đã dốc hết tâm sức vào sự nghiệp Bắc phạt và thường xuyên phải ra chiến trường.

Cũng bởi vậy mà ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết việc chăm sóc, dưỡng dục ông đều do người mẹ là nữ sĩ Hoàng Nguyệt Anh chăm lo, đảm nhiệm.

Và có lẽ cũng bởi là hậu duệ của hai bậc danh sĩ nổi tiếng đương thời, nên Gia Cát Chiêm từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Hơn nữa cha ông lại là Thừa tướng đương triều, người đời vì vậy mà luôn tin rằng tiền đồ của công tử nhà Gia Cát nhất định sẽ vô cùng xán lạn.

Tuy nhiên theo nhận định của tờ Sina, cũng bởi có xuất phát điểm tốt hơn nhiều so với những người bình thường nên Gia Cát Chiêm khó tránh khỏi có phần kiêu ngạo, tự mãn.

1-155854046482411690424-1558581173918545820633-crop-15585811791311308388885

Hết thảy những tâm tư ấy đều đã bị Gia Cát Lượng nhìn ra, cho nên Khổng Minh từng có lời căn dặn con mình trong "Giới tử thư" rằng:

"Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức

Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi".

Thế nhưng dường như phương thức nhắc nhở này không mấy hiệu quả, bởi Gia Cát Chiêm lúc bấy giờ còn quá trẻ người non dạ để lĩnh ngộ hết tâm ý từ cha mình.

Trong lần Bắc phạt cuối cùng, có lẽ biết thời gian của mình đã không còn nhiều, Gia Cát Lượng từng viết một bức thư gửi cho anh trai Gia Cát Cẩn ở Đông Ngô. Khi nhắc tới người con trai còn nhỏ tuổi của mình trong đó, ông đã đưa ra một lời tiên liệu:

" Chiêm nay đã tám tuổi, thông tuệ khả ái, hiềm là sớm chín chắn, chỉ sợ rằng chẳng có chí khí lớn".

Từ lời nhận định trên, không khó để nhận thấy Khổng Minh có phần lo âu về tương lai của cho mình. Vì đã hiểu rõ tâm tính của Gia Cát Chiêm nên ông lo rằng người con ấy khó có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề, thậm chí có khi còn vì làm việc vượt quá khả năng mà đẩy bản thân vào tình cảnh thê thảm.

Thế nhưng điều ít ai ngờ tới nhất lại nằm ở chỗ, chỉ mấy thập niên sau khi Gia Cát Lượng qua đời, lời tiên đoán của ông năm nào đã ứng nghiệm không sai một chữ lên hậu vận của Gia Cát Chiêm.

Hậu vận bi thảm của Gia Cát Chiêm: Ứng nghiệm không sai 1 chữ so với lời tiên liệu năm nào

Năm 263, quân Ngụy do tướng Chung Hội và Đặng Ngải chỉ huy 18 vạn quân chinh phạt nước Thục.

Bấy giờ, cánh quân của Chung Hội bị Khương Duy và chúng tướng chặn lại. Trước tình thế đó, Đặng Ngải liền dẫn quân lén đi qua đường núi Âm Bình nhắm đánh úp Thành Đô.

Bởi vì hầu hết các tướng lĩnh chủ chốt trong triều đều đã theo Khương Duy giữ phòng tuyến Kiếm Các, nên Hậu chủ Lưu Thiện bèn lệnh cho Gia Cát Chiêm đem quân ra chặn Đặng Ngải.

Gia Cát Chiêm vâng mệnh lĩnh quân, đem theo các tướng bao gồm Gia Cát Thượng (con trai Chiêm), Trương Tuần (cháu Trương Phi), Hoàng Sùng, Lý Cầu ra ứng chiến.

Mặc dù hàng ngũ của Chiêm hầu hết là con cháu của các khai quốc công thần, tuy nhiên với danh phận là hậu duệ của Thừa tướng Gia Cát Lượng, Gia Cát Chiêm vẫn là người có tiếng nói hơn cả.

Cũng bởi vậy mà ông đã bỏ qua lời khuyên cấp tốc chiếm giữ những nơi hiểm yếu của Hoàng Sùng, đánh mất thời cơ quý giá để tiêu diệt quân địch.

Trong trận chiến quyết định tại cửa ải Miên Trúc, Gia Cát Chiêm tiếp tục đưa ra nhiều quyết sách sai lầm khiến quân Thục mất đi ưu thế trước phe địch. Và khi đã bị dồn tới bước đường cùng, ông đành lựa chọn cách tự mình dẫn quân ra khỏi thành để liều chết.

Hậu quả của sự liều lĩnh này là Gia Cát Chiêm đã phải chịu cảnh "da ngựa bọc thây" ở tuổi 37. Con trai ruột của ông là Gia Cát Thượng cũng hy sinh trong trận tử chiến năm đó khi mới 19 tuổi.

Chúng tướng và các quân sĩ sau đó dù tử chiến nhưng không chống nổi quân Ngụy, ải Miên Trúc bị mất, Hậu chủ Lưu Thiện đầu hàng, Thục Hán cũng mất nước từ đây.

6-15585404821741538763812

Tài tiên đoán như thần

Những chuyện Khổng Minh xem bói, đoán trước tương lai được kể khá nhiều trong dã sử và chính sử. Chuyện nổi tiếng nhất là việc ông khiến Lưu Bá Ôn - danh tướng văn võ song toàn thời nhà Minh - phải phục sát đất, dù Lưu sinh sau Khổng Minh tới hơn 1.000 năm.

Trong phiên bản được nhiều người ưa thích nhất, Lưu Bá Ôn có lần thân chinh dẫn tướng sĩ vượt núi băng rừng truy kích quân địch, không may ngã vào một hang núi. Lần mò trong hang, Lưu gặp tấm bia đá khắc 14 chữ “Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn”. Dưới bia khắc dòng chữ nhỏ “Gia Cát Lượng thủ bút”.

Hàng chữ kia mang nghĩa: “Gia Cát Lượng xứng đáng là quân sư của mọi thời đại, nhưng làm tướng thống nhất sơn hà thì có Lưu Bá Ôn”. Sau tấm bia còn vẽ đường rời khỏi hang núi, nhờ đó Lưu Bá Ôn thoát khỏi cảnh chết đói chốn hoang vu.

Còn trong Gia Cát Lượng dã sử thì viết, trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng dặn dò con cháu: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”.

Sau khi ông qua đời, Tư Mã Viêm lên ngôi hoàng đế. Nghe tin trong số quan quân triều đình có viên tướng quân là hậu thế của Gia Cát Lượng, Viêm bèn nghĩ cách trừng trị người này. 

Một hôm, Tư Mã Viêm tìm cớ định tội chết cho viên tướng nhà Gia Cát. Trên Kim điện, Viêm cất lời hỏi: “Trước khi chết, tổ phụ nhà ngươi đã nói những gì?”.

Kẻ “tội đồ” bèn thật thà truyền đạt tới vua lời dặn của Gia Cát Lượng. Nghe thấy vậy, Tư Mã Viêm bèn ra lệnh cho quân lính dỡ nhà, lấy bọc giấy ra xem. Bên trong chỉ có một phong thư kín, phía trên viết rằng: “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là Đúng hoàng thượng mới mở ra xem).

Đám binh sĩ bèn dâng thư lên vua. Trong thư có mấy chữ: “Xin lùi ba bước”. Tư Mã Viêm dù nghi ngờ nhưng vẫn làm theo. Vừa đứng vững đã nghe thấy một tiếng “rầm”, chiếc xà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi, khiến bàn ghế tan tành.

Viêm trông thấy vậy mà sợ hãi lạnh người, rồi lại xem tiếp những dòng ở cuối thư: “Ta cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng sống của con cháu ta”. Xem xong thư, Tư Mã Viêm thầm thán phục tài tiên đoán như thần của Gia Cát Khổng Minh rồi ra lệnh phục nguyên chức cho vị tướng quân này. 

Ngoài ra, những lời tiên tri của Khổng Minh trong cuốn Mã Tiền Khóa (trước ngựa gieo quẻ) vẫn là một bí ẩn mà nhiều người chưa thể lý giải hết. Tương truyền, đây là những bài thơ mà ông sáng tác trong những lúc nhàn hạ khi ở quân ngũ, dự đoán đại sự trong thiên hạ theo từng thời đại lịch sử.

Khi mỗi thời đại lịch sử qua đi, người ta xem lại mới thấy Khổng Minh tiên tri chính xác. Đương nhiên, những người phản đối cho rằng, đó chỉ là cách suy diễn của đời sau, khi sự đã rồi. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu tiên tri lại đưa ra biện giải riêng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc