Mắc bệnh vùng kín vì... quần lót

19:00, Thứ tư 05/03/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Là trang phục cần thiết, không thể thiếu đối với bất kì bạn gái nào, quần lót tiếp xúc trực tiếp với vùng kín nên có ảnh hưởng rất lớn đến sự khỏe mạnh của “cô bé” cũng như sức khỏe sinh sản sau này.

Quần lót có nhiệm vụ bảo vệ “cô bé” tránh cọ xát với quần dài, tránh gây tổn thương khi vận động; giữ cho nhiệt độ của vùng kín ổn định, phù hợp với môi trường; giữ băng vệ sinh trong những ngày “đèn đỏ”…Vậy nên, nếu sử dụng quần chip sai cách, bạn có thể gặp phải rất nhiều bệnh phụ khoa mà chẳng hề ngờ tới.

Một số loại quần lót chị em không nên mặc

Quần lót bằng vải bông

Loại quần này được làm từ sợi bông, nó có thể khiến cho mồ hôi ở "vùng kín" không thoát đi đâu được, từ đó gây ra sự ẩm ướt và càng làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm men. Khi tập thể dục, mồ hôi ra nhiều hơn nên càng nguy hiểm.

Quần lót chữ T

Kích cỡ nhỏ, mỏng và chật của quần lót này tạo ra tình trạng không thông thoáng, gây ngứa ngáy, nóng rát, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Bên cạnh đó, nó còn có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập về phía trước, gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm bàng quang.

Quần lót bằng ren

Quần lót bằng ren không thoáng khí nên không thoát mồ hôi. Mồ hôi bị đọng lại ở "chỗ kín" sẽ càng tạo điều kiện cho nấm và mụn phát triển, gây ngứa, nóng rát…

Quần lót tối màu

Khi bị viêm nhiễm âm đạo hay hầu hết các bệnh phụ khoa khác, các chị em ngoài cảm thấy vô cùng khó chịu còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hệ thống sinh sản. Chưa hết, chất xả dịch âm đạo (khí hư) trở nên đục và biến đổi về màu sắc như: xanh, vàng, đỏ…Đây chính là những tín hiệu của bệnh tật báo hiệu sự bất thường ở vùng kín. 

Nếu chị em phát hiện sớm thì có thể được điều trị sớm các hiện tượng trên để có được một quá trình điều trị hiệu quả hơn. Do đó, nếu bạn sử dụng những chiếc quần lót màu đen hoặc quá tối màu, bạn sẽ không thể nhìn thấy chính xác những biểu hiện bệnh tật này đang được báo hiệu trên chiếc quần lót. Với những chiếc quần lót tối màu, bạn sẽ chỉ nhận ra khi khí hư có màu trắng mà thôi. Do đó nó có thể trì hoãn thời gian phát hiện bệnh tật nghiêm trọng cho vùng "tam giác mật" này của bạn.

Quần lót quá chật

Nếu sử dụng quần quá chật sẽ gây ra nhiều vết hằn, mụn đỏ, quần bằng chất liệu nilon không thấm mồ hôi hoặc quần không khô ráo sẽ làm cho “cô bé” bị ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển.

Quần lót lọt khe

Việc sử dụng loại quần “lọt khe” cũng rất dễ gây cọ xát sâu vào vùng kín, có thể gây tổn thương, làm vi khuẩn lây lan từ vùng hậu môn vào niệu đạo và âm đạo, gây bệnh nấm hoặc viêm bàng quang. Tất cả các yếu tố trên đều dễ gây viêm cơ quan sinh dục ngoài, viêm âm đạo, cổ tử cung…

Mặc quần chip ẩm dễ bị nấm phụ khoa

Theo kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trường Kiến trúc Mackintosh (Anh) thì độ ẩm có thể tạo điều kiện cho bọ ve và nấm mốc phát triển.

Malcolm Richardson, giáo sư khuẩn học thuộc tại Đại học Manchester (Anh) cho biết, có hàng trăm ngàn các loại nấm mốc, nhưng chỉ có khoảng mười loại gây ra vấn đề sức khỏe, thường là viêm xoang, viêm phế quản và các bệnh về đường hô hấp cũng như dị ứng. Nấm mốc có thể xuất hiện ở phòng tắm, nơi rửa bát, máy giặt và trong nhà bếp và thậm chí cả quần áo ẩm…

Nếu bạn mặc quần áo ẩm, nấm mốc có thể bám vào da, gây ra dị ứng, nhiễm trùng da. Đặc biệt, nếu mặc quần chip ẩm, chị em có thể phải đối mặt với nguy cơ bị nấm âm đạo. Nấm âm đạo là một bệnh phổ biến ở phụ nữ. Bệnh có thể lây qua quan hệ tình dục, mặc quần áo ướt, bệ xí…

Biểu hiện của bệnh nấm âm đạo là âm hộ đỏ, phù, ngứa dữ dội, âm đạo ra nhiều khí hư có khi lẫn mủ. Bệnh sẽ tiến triển dai dẳng nếu không được điều trị kịp thời.

Mặc quần lót lâu không giặt

Bình thường, quần chip cũng chứa các vi khuẩn gây bệnh. Đó là lý do vì sao chúng ta phải thay chúng hàng ngày. Bạn cần tránh tình trạng mặc đồ lót bẩn rồi mới giặt một lượt vì như vậy lượng vi trùng sẽ sinh sôi lên gấp nhiều lần, càng khó bị loại bỏ khi giặt.

Việc giặt đồ chỉ có tác dụng tiêu diệt khoảng 80% các loại vi khuẩn mà thôi. Vì vậy, khi giặt chị em cũng cần hết sức chú ý. Khi giặt đồ lót, cần phân chia riêng đồ người lớn và trẻ con, của người đang ốm với người khỏe mạnh… Sau khi giặt nên phơi ở nơi có ánh nắng để tránh ẩm mốc và vài ngày sau mới nên mặc lại để cho hóa chất bay đi hoàn toàn.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Cao Thị Thủy
TIN MỚI CẬP NHẬT