Những người nội trợ lâu năm chia sẻ, đó là do khi nấu, bạn bỏ quên nhiều bước khiến món ăn kém ngon. Trước tiên, mua lạc về, nhặt bỏ những hạt xấu, lép rồi cho lạc vào ngâm trong bát nước sạch trong khoảng 10 phút. Việc ngâm này giúp lạc hấp thụ nước để khi rang nó không dễ bị cháy, chín đều và giòn hơn.
Sau khi ngâm vớt lạc ra để ráo nước hoặc dùng khăn giấy thấm nước. Cho dầu ăn vào chảo, sau đó cho lạc vào. Lưu ý, không nên làm nóng dầu rồi mới thêm lạc vì dầu nóng sẽ làm lạc chín bên ngoài trước mà bên trong chưa kịp chín. Nên cho lạc vào lúc dầu còn đang lạnh. Bật nhỏ lửa, rang lạc từ từ.
Rang lạc thật đều để các hạt được chín đều như nhau.
Cứ rang như vậy từ 7-9 phút, các hạt lạc bắt đầu tách ra, tuy nhiên vỏ lạc vẫn chưa bong hẳn ra thì cho khoảng 1 -1/5 thìa dầu vào, đảo tiếp. Vẫn để lửa nhỏ để dầu ăn ngấm dần vào lạc.
Như vậy lạc sẽ rất giòn và bùi. Nếm hạt lạc thấy lạc chín, có vị bùi bùi, và hơi giòn là được (vì lạc đang nóng nên không thể giòn tan như sau khi để nguội).
Khi lạc chín vàng, đều, cho ra ngoài, để nguội nhưng tay vẫn đảo đều, vì chảo vẫn nóng, nếu bạn không đảo lạc sẽ cháy.
Hoặc cũng có thể bạn đảo trên chảo một lúc rồi cho lạc ra một bát tô to thì sẽ không phải đảo liên tục nữa (vì bát nguội, không lo lạc cháy).
Khi lạc chưa nguội hoàn toàn (vẫn còn hơi ấm), bạn hãy cho bột canh vào nhé, rồi đảo đều để bột canh bám xung quanh lạc. Với 200g lạc rang thì có thể cho 1-1,5g thìa ăn cơm bột canh.
Nhiều người thường vừa cho lạc ra khỏi bếp thì đã đổ bột canh vào ngay. Tuy nhiên, với cách này, bột canh bám rất nhanh vào lạc nhưng khi lạc nguội, bột canh sẽ rơi ra và không còn bám nhiều vào lạc nữa.
Sau khi trộn xong, đợi lạc nguội hoàn toàn thì cho vào lọ đậy kín. Bằng cách rang và bảo quản lạc như vậy, lạc sẽ rất giòn.
Những bí quyết giúp món lạc rang muối của bạn được giòn và ngon.