Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng lại rất dễ tái phát. Khi trẻ bị nhiệt miệng thường rất khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, sút cân nhanh chóng...
Trẻ bị nhiệt miệng do đâu?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân bị nhiệt miệng ở trẻ em là do:
- Bé đang trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng hoặc mắc các bệnh trong khoang miệng
- Trong quá trình ăn uống, trẻ vô tình cắn vào khoang má dẫn tới nhiễm trùng và bị các virus herpes simplex tấn công gây lở miệng, thậm chí là nấm miệng.
- Cơ thể bé đang thiếu các vitamin nhóm B, Sắt, Kẽm hay axit folic
- Những trẻ mắc bệnh chân - tay - miệng cũng rất dễ bị nhiệt miệng.
Dưới đây là những cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ, các mẹ nên chú ý để chăm sóc cho trẻ tốt nhất nhé!
Cho trẻ uống nước khế chua để chữa nhiệt miệng
Như chúng ta đã biết, khế là một trong những loại trái cây thanh nhiệt rất tốt. Bằng cách giã khế tươi rồi đun cùng nước lọc và thêm đường phèn là bạn đã có một hỗn hợp nước điều trị nhiệt miệng cho trẻ rất hiệu quả. Nên cho con ngậm nước khế chua nhiều lần mỗi ngày để đạt được kết quả như mong muốn.
Sử dụng nước cà chua ép để chữa nhiệt hiệu quả
Có thể bạn chưa biết, cà chua là nguyên liệu điều trị chứng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ rất tốt.
Bạn nên ép cà chua tươi rồi ép lấy nước để con uống mỗi ngày. Chỉ cần uống vài ly nước ép cà chua mỗi ngày sau một vài lần sử dụng bạn sẽ thấy các vết lở miệng lành nhanh chóng.
Mật ong và củ nghệ
Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn. Vì có thành phần mật ong nên mẹ cũng không áp dụng cho con dưới 1 tuổi nhé.
Sữa đông
Sữa đông có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng như sữa bơ vì nó cũng có chứa axit lactic. Có thể chuẩn bị một ít trái cây và sữa đông để làm món sinh tố cho bé thưởng thức.
Lá húng quế
Cho bé nhai 2-3 lá húng quế để làm giảm đau và làm dịu các vết loét trong miệng. Ngoài tác dụng trên, húng quế còn điều trị ho,sốt,khò khè…ở trẻ rất tốt.
Cam thảo
Cho một chút cam thảo vào nồi nước và đun sôi lên để tinh chất trong cam thảo thục ra nước. Sau đó lấy nước cho con uống 4-5 lần/ ngày để đem lại hiệu quả cao nhất.
Hỗn hợp bột cam thảo với mật ong cũng rất hiệu quả để trị. Mẹ hãy hòa hỗn hợp rồi bôi trực tiếp vào vết thương của con.
Nước cam chanh
Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.
Dùng lá rau ngót
Mua rau ngót về rửa sạch, để ráo nước. Giã rau ngót lấy nước cốt và cho vào vài hạt muối. Dùng gạc sạch chấm hoặc xoa vào lưỡi chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Lá rau ngót rất lành, mát thường dùng làm thức ăn cho sản phụ sau sinh nên dùng để điều trị nhiệt miệng cho trẻ rất hiệu quả.
Rau má, râu ngô
Rau má, râu ngô có tính mát, rất tốt khi bé bị nhiệt miệng. Bạn có thể nghiền nát rau má vắt lấy nước cốt, sau đó cho đường phèn và cho bé uống. Nước râu ngô cũng có tác dụng tương tự, giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đặc biệt nó còn giúp giảm nốt sưng của nhiệt miệng.
Trẻ bị nhiệt miệng khi nào nên đưa đến bác sĩ?
Phần lớn, các ca nhiệt miệng ở trẻ nhỏ hay người lớn đều có thể tự khỏi mà không cần đến thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy con mình có một trong những triệu chứng dưới đây thì nhất định nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
- Thấy trẻ bị nhiệt miệng và cân nặng giảm nhanh chóng
- Thấy trẻ kêu đau ở vùng bụng
- Trẻ bị sốt cao bất thường
- Phân của con có dính máu hoặc chất nhầy
- Xuất hiện vết viêm, loét da ở vùng quanh hậu môn. Theo các chuyên gia, lở miệng, nhiệt miệng có thể là do mắc một số chứng bệnh như viêm loét dạ dày hay bị viêm ruột.