Sự thay đổi của bà bầu khi mang thai tháng thứ 5
Ở giai đoạn mang thai tháng thứ 5, ngoại hình và nội tiết tố của bà bầu có nhiều thay đổi lớn. Cụ thể:
- Bụng và ngực to hơn. Da mặt, quầng vú, âm hộ vẫn sẫm màu hơn. Ngực bắt đầu tiết ra sữa non, da bụng, đùi bắt đầu xuất hiện các vết rạn nhỏ.
- Do khớp và dây chằng giãn ra nên bà bầu sẽ cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi cơ bắp.
- Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón,…
- Tăng dịch tiết âm đạo
- Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều hơn trước.
- Giai đoạn này cơ thể bắt đầu tăng cân nhanh chóng dẫn đến việc di chuyển của mẹ bầu trở lên khó khăn hơn.
- Sự lớn lên của bé sẽ làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng, tử cung to hơn sẽ chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thậm chí là thận nên sẽ gây khó thở cho các mẹ bầu.
- Bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5
- Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 5 nhất thiết phải có cá, thịt, trứng, rau và gan động vật…
- Bổ sung lượng calo cần thiết từ các nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein, canxi. Quan trọng trong bữa ăn hàng ngày nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, đường và phụ gia và carbohydrate đơn cần phải tránh.
- Bổ sung nước ngọt tự nhiên như nước ép mía, nước ép xoài có chứa carbohydrate lành mạnh và chất xơ. Đây là nguồn thực phẩm giúp tăng cường sức khoẻ và cải thiện tình trạng cơ thể.
- Không nên ăn thịt nạc hoàn toàn hoặc chưa nấu chín, hải sản. Ăn các loại thực phẩm cung cấp nhiều protein như ngũ cốc, cá, gan động vật….
- Tránh xa thực phẩm đóng hộp, rượu, thuốc lá, nước uống có ga vì chúng có thể gây biến chứng cho thai nhi
- Hạn chế ăn các loại dầu thực vật , bơ có chứa nhiều chất béo bão hòa vì giai đoạn Mang Thai Tháng Thứ 5 Bà Bầu tăng cân rất nhanh.
- Một người phụ nữ có trọng lượng và chiều cao trung bình cần khoảng 200gram ngũ cốc nguyên hạt, 190 gam protein, 8 muỗng cà phê dầu thực vật, 3 ly sữa, 5 ly nước ép trái cây và rau hàng ngày trong tháng thứ 4,5,6 của thai kỳ.
Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ
- Rất nhiều ý kiến cho rằng việc quan hệ tình dục trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi: sợ sự “đụng chạm” làm động thai, nhiễm trùng; sợ con chậm lớn, kém thông minh; sợ làm sẩy thai, sinh non… Tóm lại là phần lớn chị em vẫn nghĩ hoạt động tình dục sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến em bé trong bụng. Vậy có nên quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 câu trả lời là có vì nó tốt cho cả mẹ lẫn con.
- Sinh hoạt vợ chồng khi mang thai sẽ không ảnh hưởng đến em bé nếu sức khỏe thai kỳ của mẹ bình thường. Em bé sẽ được bảo vệ trong nước ối và cổ tử cung mà tinh trùng kể cả “dụng cụ” của bố khó có thể lọt vào được. Nếu quan hệ tình dục đúng cách còn mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho mẹ, từ đó tiết ra loại hocmon hạnh phúc qua dây rốn chuyền vào cho con. Như vậy là yêu khi có bầu thì con cũng có lợi các mẹ nhé.
- Việc sinh hoạt vợ chồng hợp lý còn làm giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu như mất ngủ, stress, đau lưng… do thai nghén mang lại. Đặc biệt là triệu trứng mất ngủ khi mang thai. Hãy làm một liều “yêu” trước khi đi ngủ, đảm bảo mẹ bầu sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn đấy. Bởi vì khi “yêu” bà bầu có nhiều khả năng đạt cực khóai mà trước kia không có được. Tại vì lúc mang bầu, cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm, đặc biệt là vùng ngực, kết hợp với tư thế yêu “lạ” mang lại cảm giác mới lạ và rất dễ đạt cực khoái.
Khó thở khi mang thai tháng thứ 5
- Trong thai gian mang thai tháng thứ 5 thai nhi của bạn có cân nặng khoảng 290 – 350 gram và có chiều dài khoảng 25 đến 28 cm. Chính sự lớn lên này của bé sẽ làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng, tử cung to hơn sẽ chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thậm chí là thận nên sẽ gây khó thở cho các mẹ bầu
- Việc mang thai tháng thứ 5 sẽ khiến các bà bầu di chuyển khó khăn hợn do cân nặng tăng lên nhanh chóng dẫn đến mệt nhọc nên gây ra tình trạng khó thở.