Khoai tây là thực phẩm được ưa chuộng vì dễ bảo quản, bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn khách nhau như canh, hầm, súp, chiên, làm bánh...
Thông thường, mọi người sẽ dự trữ khoai tây trong bếp để tiện chế biển. Tuy nhiên, nếu không bảo quản khoai tây đúng cách, phần vỏ sẽ chuyển sang màu xanh và mọc mầm. Khoai tây bị xanh vỏ và mọc mầm sẽ sinh ra chất độc hại, không tốt cho sức khỏe.
Để bảo quản khoai tây, bạn không cần cho chúng vào tủ lạnh mà có thể áp dụng những cách dưới đây.
Bảo quản khoai tây bằng baking soda
Bạn cần chuẩn bị một chiếc hộp giấy sạch, rắc một lớp baking soda mỏng dưới đấy hộp rồi xếp khoai tây lên trên. Phủ một lớp giấy hoặc giấy báo lên trên khoai tây, tiếp tục rắc baking soda và xếp khoai lần lượt cho đến hết. Trên cùng dùng một lớp giấy báo phủ lên để hút ẩm. Để hộp ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Baking soda sẽ giữ cho khoai tây không bị chuyển màu xanh và ngăn quá trình nảy mầm của khoai tây.
Bảo quản khoai tây cùng táo
Bạn có thể bảo quản khoai tây cùng với tới để ngăn nó mọc mầm. Đầu tiên, hãy chọn kỹ để loại ra những củ khoai tây có dấu hiệu hỏng. Không cần rửa khoai tây với nước vì nước sẽ làm khoai nhanh bị thối. Lớp đất bám bên ngoài củ khoai cũng có thể tạo thành một lớp bảo quản tự nhiên.
Bạn hãy đặt khoai tây vào một chiếc hộp sạch và thêm một vài quả táo. Táo sinh ra khí ethylene giúp ngăn cản sự nảy mầm của khoai tây.
Để hộp khoai tây ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Nên kiểm tra định kỳ và thay quả táo mới khi thấy nó có dấu hiệu hỏng.
Bảo quản khoai tây bằng màng bọc thực phẩm
Nếu bạn chỉ cần bảo quản một lượng khoai tây nhỏ, hãy lấy màng bọc thực phẩm bọc kỹ từng củ, ép hết không khí thừa ra ngoài. Cho khoai tây vào túi đen hoặc túi giấy để cản ánh sáng. Việc để khoai tây trong bóng tối sẽ giúp tránh hiện tượng quang hợp, ngăn cản sự nảy mầm của củ khoai.
Ép hết không khí trong túi nilon ra ngoài và buộc miệng túi, để ở nơi khô ráo, thoáng mát.