Chọn lựa: Cà tím ngon là những trái có vỏ bóng, màu tím sẫm, hơi cứng, cầm chắc tay, dáng thuôn dài.
Bảo quản: Cà tím còn nguyên trái để vào túi nilon giữ trong ngăn rau trái tủ lạnh có thể để được từ 2 đến 3 ngày. Nếu cà đã xắt mỏng thành miếng nên ngâm qua nước pha chút muối, rồi rửa sạch lại sẽ giúp cà mềm hơn, không bị thâm và loại được vị chát.
Sơ chế cà tím
- Cà tím mua về rửa sạch, cắt bỏ phần cuống, cắt cà tím thành những khoanh tròn có độ dày tầm 1 – 2 cm.
- Nếu khoanh cà tím quá lớn, không vừa ăn, bạn có thể cắt đôi khoanh cà tím. Trường hợp bạn không thích cắt khoanh tròn, người nội trợ hãy bổ dọc và cắt khúc cà tím.
- Với món nướng, tốt nhất bạn không cắt nhỏ mà để nguyên cả quả hoặc bổ dọc, tách cà tím thành 2 miếng lớn và nướng sẽ tiện lợi và tránh cho cà bị lọt khỏi vỉ khi nướng.
- Cà tím sau khi cắt, bạn đặt từng miếng lên đĩa/thớt, rắc muối đều trên 2 bề mặt của các miếng cà tím và để nguyên như vậy trong 20 phút.
- Hết thời gian ướp muối, bạn thấm ít nước lên khăn giấy và lau sạch muối dính trên bề mặt của miếng cà tím. Nhờ bước ướp muối này thịt cà khi nấu sẽ săn chắc và không bị đắng.
Lưu ý khi nấu cà tím
- Nướng cà tím trong lò nướng, bạn cần gia nhiệt trước 10 phút ở nhiệt độ 230 độ C và nướng trong khoảng 20 phút, còn nướng với bếp lửa thì nướng tầm 8 phút, cà tím sẽ chín mềm mà vẫn có độ giòn nhất định.
- Trước khi nướng cà tím, bạn nên quét lên bề mặt cà một lớp dầu ăn để miếng cà tím nướng ngon hơn.
Lưu ý khi nấu cà tím- Nếu nướng nguyên trái, trong quá trình nướng, bạn cần dùng đũa hoặc nĩa chọc vào thân cà thường xuyên để tránh cà bị nổ tung vì hơi nước tích tụ lượng lớn trong cà.
- Với món xào, người nội trợ xào cà tím tầm 5 phút mỗi mặt, đến khi vỏ cà tím chuyển sang màu nâu thì bạn tắt bếp.
- Nấu đúng thời gian để cà chín ngon, không nên để quá lâu hoặc chưa chín đã tắt bếp, cà tím sẽ không có vị giòn, ngon chuẩn.