Mẹo tăng cường sức đề kháng cho phổi, phòng Covid-19 an toàn

10:33, Thứ năm 19/03/2020

( PHUNUTODAY ) - Gợi ý 8 cách làm đơn giản giúp bạn cải thiện phổi, tăng đề kháng tốt hơn trong mùa dịch Covid-19.

Covid-19 ảnh hưởng tới phổi thế nào?

Covid-19 là tên gọi chung của bệnh do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt, còn tên khoa học của nó là SARS-CoV-2, tức Virus corona 2 gây Hội chứng hô hấp cấp nặng.

Nhóm nghiên cứu virus corona (CSG) thuộc Ủy ban Quốc tế về phân loại virus (ICTV) nhận định virus mới xuất hiện ở Trung Quốc có liên hệ với chủng gây dịch SARS hồi năm 2003.

SARS là một chủng virus khá độc với tỉ lệ gây tử vong có thể lên đến 15%, theo WHO. Dựa trên các nghiên cứu mới về Covid-19 và những hiểu biết về SARS, MERS, các nhà khoa học đưa ra một số giải thích về tác động của virus corona trên cơ thể người.

Đối với hầu hết bệnh nhân, Covid-19 bắt đầu và kết thúc đều ở phổi, lý do là họ virus corona chủ yếu gây ra bệnh đường hô hấp. Sự lây lan bắt đầu khi một người nhiễm ho hoặc hắt hơi, làm văng những hạt dịch lỏng chứa virus sang người bên cạnh.

Các triệu chứng ban đầu khi nhiễm virus corona cũng giống bệnh cúm thông thường: bệnh nhân có thể phát sốt, ho, rồi tiếp tục tiến triển thành viêm phổi hoặc nặng hơn.

Sau dịch SARS, WHO quan sát thấy căn bệnh này thường tấn công phổi theo 3 giai đoạn: Đầu tiên là xâm nhập tế bào, hình thành nên ổ virus; tiếp theo là gây rối loạn hệ miễn dịch (ví dụ hội chứng bão cytokine); và cuối cùng là gây tổn thương phổi.

phong-ngua-covid-19-7-cach-don-gian-co-the-lam-tai-nha-de-tang-cuong-suc-de-khang-cho-phoi-3thumb-20160229112020-1583925670-748-width600height345

Theo giáo sư Matthew B.Frieman, một chuyên gia về virus của ĐH Maryland (Mỹ), quan sát thấy bệnh Covid-19 cũng tiến triển như SARS. Những ngày đầu mới nhiễm, virus tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào cilia bảo vệ tế bào niêm dịch.

Mất đi lớp bảo vệ đó, đường hô hấp sẽ bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tràn ngập. Cách thức tấn công này khiến nhiều bệnh nhân Covid-19 bị viêm cả hai lá phổi, đi kèm triệu chứng khó thở, giáo sư Frieman cho biết.

Đây là lúc giai đoạn 2 bắt đầu. Trước sự xâm nhập của virus, cơ thể phản ứng bằng cách tăng cường tế bào miễn dịch đến phổi để khắc phục những tổn thương. Nếu hoạt động đúng, quá trình viêm này được kiểm soát và chỉ giới hạn ở bộ phận nhiễm virus.

Nhưng đôi khi tế bào miễn dịch bị kích thích quá mức, chúng sẽ giết tất cả trên đường đi, không phân biệt virus hay mô khỏe mạnh.

Trong giai đoạn 3, tổn thương phổi tiếp tục lan rộng và có thể dẫn đến suy hô hấp. Nếu bệnh nhân may mắn không chết, phổi của họ cũng bị tổn thương vĩnh viễn với những lỗ thủng nhìn như "tổ ong". Đó là đặc điểm của SARS, và bệnh nhân Covid-19 cũng bị tương tự.

8 cách đơn giản có thể làm tại nhà để tăng cường sức đề kháng cho phổi

1. Nâng cao đầu khi ngủ

Bằng cách giữ cho đầu của bạn nâng cao ở 15 độ trong khi ngủ, bạn có thể giảm tiết dịch nhầy vào cổ họng và do đó ngăn ngừa ho vào ban đêm.

2. Dọn dẹp nhà cửa

Đôi khi một số bệnh phổi nghiêm trọng có thể bị kích thích khi tiếp xúc với nấm mốc độc hại. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ báo cáo rằng ô nhiễm trong nhà thường tồi tệ hơn ngoài trời. Hơn nữa, nhiều người dành phần lớn thời gian trong nhà làm tăng tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong nhà.

3. Bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm

Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm hỏng phổi của bạn và tăng tốc độ lão hóa. Khi chúng ta còn trẻ và khỏe, phổi có thể dễ dàng chống lại các độc tố này nhưng khi bạn già đi, phổi sẽ mất đi một số sức đề kháng và trở nên dễ bị nhiễm trùng hơn.

Để giảm tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm, bạn nên:

- Tránh hút thuốc hay hít phải khói thuốc và cố gắng không đi ra ngoài trong thời gian ô nhiễm không khí cao điểm. Nếu phải ra ngoài, hãy sử dụng khẩu trang phù hợp.

- Tránh tập thể dục gần đường giao thông lớn, vì bạn có thể hít phải khí thải xe cộ.

- Nếu bạn tiếp xúc với các chất ô nhiễm tại nơi làm việc, hãy chắc chắn thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa an toàn có thể.

4. Không kìm nén ho

Ho là một quá trình tự nhiên giúp phổi của bạn thoát khỏi chất nhầy khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Ức chế ho có thể khiến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc giảm ho khi bạn cảm thấy khó chịu hoặc bạn không thể ngừng ho mà không có chúng.

Ngoài ra, khi ho hay hắt hơi nên che miệng bằng khăn giấy, nếu không có khăn giấy có thể dùng khuỷu tay để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Các phương pháp khác để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng gây nhiễm trùng phổi bao gồm rửa tay và ở nhà khi bạn bị bệnh hoặc tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp.

5. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có thể bảo vệ phổi của bạn mà không cần uống thuốc bổ.

6. Tập thể dục đều đặn

Hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh nên có 150 phút hoạt động thể chất vừa phải hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi tuần.

Khi bạn tập thể dục, phổi của bạn cũng hoạt động. Chúng tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể để lấy năng lượng và loại bỏ carbon dioxide. Ngay cả đối với những người mắc bệnh phổi tiềm ẩn, họ sẽ có chức năng thể chất tốt hơn nếu họ giữ cho phổi được điều hòa tốt.

7. Hít thở đúng cách

Cách bạn thở có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tốt của bạn. Để tăng lượng oxy trong phổi và cải thiện khả năng giải phóng carbon dioxide từ chúng, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở.

8. Chích ngừa vắc xin là cách tốt cải thiện hệ miễn dịch

Khi chúng ta lớn tuổi, hệ miễn dịch dần yếu đi. Các tế bào có thể sinh ra nhiều hơn nhưng chúng mất dần sự nhanh nhạy, chính xác và khả năng tìm diệt virus, vi khuẩn. Vì vậy, bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu (do hút thuốc) hay trên 65 tuổi thường được khuyên chích ngừa vắc xin phổi như cách để chỉ cho cơ thể biết nhận các vi khuẩn phế cầu (Pneumococcal).

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc