Mẹo thần thánh đi mọi loại giày mà không sợ đau chân

( PHUNUTODAY ) - Một đôi giày mới có thể sẽ đem lại cho bạn cảm giác không thoải mái và thậm chí còn làm tổn thương đôi chân của bạn vào những lần đâu tiên bạn mang nó. Làm thế nào để khắc phục được điều này? Đó là câu hỏi mà không ít người đang đặt ra.

Cảm giác đi giày mà bị đau chân hay cảm giác có giày mà không dám đi vì sợ đau chân thực sự rất khó chịu. Đừng lo, với 3 mẹo dưới đây, bạn sẽ hoàn toàn đánh bay cảm giác lo lắng nói trên.

Mỗi khi bạn mua 1 đôi giày mới và đi, hầu hết ai cũng sẽ gặp các triệu chứng như: đau gót chân, đau ngón chân. Nhiều người sẽ nghĩ, chắc do mua giày không xịn nên vậy. Tuy nhiên, nếu bạn thử cả những đôi giày xịn thì vẫn bị phồng rộp gót, hoặc đau các ngón chân.

Để “hô biến” tình trạng trên, các phụ nữ hãy áp dụng triệt để những mẹo nhỏ sau nhé. Mẹo này sẽ giúp đi êm chân, thoải mái, không bị ra mồ hôi những ngày thời tiết nắng nóng. Đôi chân bạn sẽ cực thông thoáng, thoải mái và tự tin hơn nhiều.

cach-di-giay-khong-dau-chan phunutoday

 

1. Làm mềm da giày

Để hạn chế sự khó chịu và đau chân khi đi giày mới, bạn hãy làm mềm đôi giày da của bạn.

- Dùng rượu hoặc cồn: Bạn có thể dùng rượu trắng hoặc cồn để xoa vào khắp lòng trong của đôi giày. Khi cồn hoặc rượu bốc hơi, đôi giày da của bạn sẽ mềm ra và bạn đã có thể sử dụng ngay được rồi.

- Dùng bia: Với các loại giày làm từ vải hay chất liệu giả da thì nên thay thế bằng bia, đôi giày trở nên mềm mại và “dễ thở” hơn rất nhiều.

- Dùng kem dưỡng ẩm: Thoa một ít kem dưỡng ẩm lên khu vực gót giày và vùng chân. Các loại kem dưỡng ẩm sẽ làm mềm da và khi bạn mang đôi giày vào ngày hôm sau sẽ thấy mềm hơn.

2. Sử dụng miếng lót

- Sáp: Để hạn chế tình trạng gót chân bị phồng rộp do ma sát với gót giày, bạn cũng có thể thoa một chút sáp vào mặt trong gót giày.

- Phấn rôm: Bột phấn cũng là một phương pháp nhỏ giúp đôi chân của bạn mịn màng và ít bị tổn thương nhất có thể. Nếu bạn không mang vớ, trước tiên hãy lau khô chân và rắc một chút bột trên đôi chân trước khi mang giày. Bột phấn làm giảm lực ma sát lên bề mặt bàn chân.

- Băng cá nhân: Bạn dán băng cá nhân vào chỗ nào bạn cảm thấy khó chịu và dễ cọ xát như ngón chân út, mũi chân, cạnh bàn chân hay gót chân để hạn chế tối đa tình trạng ma sát từ đôi giày. Cách này vừa nhanh chóng, vừa giúp bạn không bị nổi mụn nước khi mang mang chiếc giày gò bó đôi chân trong thời gian dài, vận động di chuyển liên tục.

3. Làm giãn giày

Đây là một mẹo giúp đi giày mà không sợ đau chân được nhiều bạn áp dụng. Theo đó, mẹo làm giãn giày này có nhiều cách khác nhau.

- Dùng giấy báo: Theo đó, bạn nhét giấy báo để giày của bạn giãn ra dễ dàng hơn. Nên nhớ hãy lấy thật nhiều giấy báo, nhúng qua nước cho ẩm sau đó nhồi vào bên trong giày đến khi không thể nhét thêm được nữa rồi mang chúng ra phơi nơi khô thoáng. Chờ đến lúc báo khô thì mang vào và bỏ giấy ra.

- Dùng đá lạnh: Bạn dùng túi đựng nước đá lạnh, bỏ chúng nằm trong lòng đôi giày. Đặt giày vào tủ đá để qua đêm. Sáng thức dậy, bạn sẽ thấy đôi giày của mình rộng hơn ban đầu. Đây là cách giúp đôi giày to hơn mà không làm ảnh hưởng đến size hay chất liệu giày.

cach-di-giay-khong-dau-chan1 phunutoday

 Dùng đá lạnh để đôi giày rộng hơn ban đầu

- Sấy giày nếu đi giày quá chật: Nếu như bạn lỡ mua phải đôi giày quá chật mà không có điều kiện đổi lại size khác, bạn có thể đi một đôi tất dày. Sau đó, bạn đi vào giày chật.

Lúc này, bạn nên dùng máy sấy tóc, sấy khoảng 15 phút. Sau đó lấy ra đi là vừa vặn luôn.

- Dùng khoai tây: Bạn tin không, khoai tây có thể giúp bạn khỏi đau chân đấy. Theo đó, bạn dùng khoai tây chà xát bên trong giày và để qua đêm. Thủ thuật này có thể áp dụng với giày cao gót, thậm chí là giày vải mang đi dạo cũng làm được.

Chúc các bạn thành công với những mẹo hay phía trên nhé!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn