Mưa đá không loại trừ Hà Nội

15:49, Thứ hai 01/04/2013

( PHUNUTODAY ) - Ông Hải cho rằng, Hà Nội cũng có thể xảy ra mưa đá, nhưng xác suất thấp, vì địa hình Hà Nội là đồng bằng, vài ba năm mới có một lần.

Ông Hải cho rằng, Hà Nội cũng có thể xảy ra mưa đá, nhưng xác suất thấp, vì địa hình Hà Nội là đồng bằng, vài ba năm mới có một lần.
[links()]
Sáng 1/4, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, vào tháng 4, 5 là giai đoạn chuyển mùa, thường có giông, lốc tố mạnh, khu vực Hà Nội có thể có kèm mưa đá, nhưng xác suất thấp, vì địa hình Hà Nội là đồng bằng, thông thường vài ba năm mới có một lần.

Trong các năm 2005, 2006 Hà Nội cũng từng xuất hiện mưa đá trên diện rộng, tuy nhiên mưa không kéo dài, và hạt đá kích thước cũng chỉ 1-2cm.

mua-da-o-lao-cai-Phunutoday.vn
Mưa đá đóng thành tảng bên vệ đường ở Lào Cai. Ảnh DV.

Giải thích về hiện tượng mưa đá bất thường mấy ngay qua tại một số tỉnh phía Bắc, ông Hải lý giải, đó là vì xung đột các khối khí nóng và lạnh, cùng với địa hình núi cao, liên quan đến các dãy hội tụ Hoàng Liên Sơn, cả phía đông và phía tây khả năng mưa đá lớn hơn.

“Đây là lần đầu tiên ghi nhận mưa đá có những hạt to như vậy. Tuy vậy, nó diễn ra theo đúng quy luật. Hiện tượng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới trên toàn lãnh thổ”, ông Hải cho biết thêm.

Ông Hải cũng thừa nhận, cho tới nay nước ta chưa có đủ khả năng để dự báo chính xác mưa đá hay không, và các nước tiên tiến trên thế giới cũng không phải là ngoại lệ.

“Chúng tôi chỉ có thể cảnh báo mưa đá kèm theo giông lốc ở một khu vực tương đối rộng lớn dựa trên những dữ liệu quan trắc được và hệ thống thời tiết nguy hiểm”, ông Hải nói.

Vài ngày qua các tỉnh phía Bắc liên tiếp phải đón nhận những trận mưa đá bất ngờ, cường độ lớn, với những hạt đá đường kính trung bình từ 4-6cm, có những hạt to bằng ấm pha trà, thậm chí có cả những khố đa to như xô đựng nước. Được đánh giá là lạ nhất từ trước tới nay.

Trận mưa đá đầu tiên xuất hiện tại Lào Cai vào rạng sáng 27/3, mưa đá dữ dội đã tấn công 26 xã thuộc huyện Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai, mưa đá kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ. Khi trời sáng, tại những nơi bị ảnh hưởng bởi mưa đá chỉ còn cảnh tan hoang, trừ vài ngôi nhà mái đổ bê tông, hầu hết những căn nhà còn lại đều xiêu vẹo, mái trống hoác hoặc bị thủng lỗ chỗ trơ khung gỗ; cây cối bên đường, hoa màu cũng xơ xác, rũ rượi. Thậm chí, những cục đá to đến giữa giờ chiều vẫn chưa tan hết.

Chưa dừng lại ở đó, tới 18h50, tại Sa Pa (Lào Cai) tiếp tục xuất hiện một trận mưa đá kéo dài khoảng 10 phút, với những hạt đá đường kính trung bình từ 1,5-2cm, nhiều hạt lớn đạt mức 3cm. Mưa đá đi kèm với mưa rào và gió giật mạnh, tốc độ gió ước khoảng cấp 6-7, giật cấp 8. Mưa đá rơi khá dày, sau khi mưa kết thúc hạt đá phủ trắng sân trước nhà, trong vườn, đường đi.

Người dân các tỉnh phía Bắc chưa hết bàng hoàng với trận mưa đá khung khiếp trên, thì sáng 29/3, Lào Cai tiếp tục đón nhận thêm trận mưa đá cường độ dữ dội, kèm theo lốc tố mạnh tại huyện Bảo Yên, nặng nhất tại thị trấn Phố Ràng, xã Lương Sơn, Xuân Thượng, Long Phúc. Hạt đá to bằng quả trứng gà, trứng vịt, rất nhiều hạt lớn bằng nắm tay ném xuống ầm ầm. Vài tiếng sau trận mưa hạt đá vẫn phủ kín sân trước nhà, trong vườn và đường đi, nhiều nơi đá dồn lại đóng cục to như chiếc xô đựng nước.

Không chỉ Lào Cai, hàng loạt địa phương khác ở khu vực miền núi phía Bắc những ngày qua cũng liên tục hứng chịu những trận mưa đá với mật độ lớn, như ngày 27/3, tại Hà Giang; rạng sáng 29/3, tại tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên; tối 30/3, tiếp tục tới Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… trở thành nạn nhân của mưa đá.

Tính đến thời điểm này, những trận mưa đá liên tiếp đã làm 1 người chết, 43 người bị thương, cùng hàng chục nghìn nhà bị tốc mái, hư hỏng, hàng nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hại, tổng thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng. Những trận mưa trên khiến cho người dân hết sức lo lắng về tình trang thời tiết cực đoan như hiện nay.

Nhận định về tình hình thời tiết năm 2013, ông Hải cho biết, năm nay thời tiết có nhiều diễn biến khó lương. Ngay từ tháng 1/2013, bão và áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện phía Nam Biển Đông; vì vậy, trong mùa mưa, bão, lũ năm 2013, tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có diễn biến phức tạp. Cần chủ động đề phòng bão mạnh, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực, đặc biệt tại các khu vực miền núi thuộc Bắc Bộ và Tây Nguyên.

Tình hình khô hạn ở các tỉnh phía nam Trung Bộ có khả năng đến cuối tháng 8/2013 mới dần được cải thiện.

Cụ thể, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông khoảng 11-13 cơn (cao hơn các năm); trên phạm vi toàn quốc nền nhiệt độ tháng 3/2013 và giữa - cuối mùa mưa bão ở mức cao hơn trung bình các năm. Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xuất hiện sớm.

Mưa đá đóng cục như xô đựng nước tấn công Lào Cai

 

  • Lê Việt
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc