Mùa hè nóng như rang, nên cài đặt tủ lạnh ở chế độ nào để tiết kiệm điện nhất?

10:00, Thứ hai 22/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Trong mùa hè oi bức, nóng nực, nhiều người cho rằng tủ lạnh sẽ tốn điện hơn mùa đông. Quan điểm này là đúng.

Mùa hè nên cài đặt tủ lạnh ở chế độ nào để tiết kiệm điện?

Trong giai đoạn nắng nóng, khi nhiều thiết bị cùng tiêu thụ điện năng, câu hỏi "Mùa hè nên cài đặt tủ lạnh ở chế độ nào để tiết kiệm điện nhất?" được nhiều người quan tâm.

Tủ lạnh là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong hầu hết các gia đình, giúp trữ đông và bảo quản thức ăn, đồng thời làm mát đồ uống. Vào mùa hè, nhu cầu làm đá và lưu trữ nước giải khát tăng cao, khiến tủ lạnh tiêu thụ nhiều điện hơn. Trong khi đó, các thiết bị khác như quạt và điều hòa nhiệt độ cũng hoạt động hết công suất, dẫn đến chi phí điện tăng vọt.

Trong giai đoạn nắng nóng, khi nhiều thiết bị cùng tiêu thụ điện năng, câu hỏi

Trong giai đoạn nắng nóng, khi nhiều thiết bị cùng tiêu thụ điện năng, câu hỏi "Mùa hè nên cài đặt tủ lạnh ở chế độ nào để tiết kiệm điện nhất?" được nhiều người quan tâm.

Nên cài đặt tủ lạnh ở chế độ nào để tiết kiệm điện nhất?

Thiết kế phổ biến của tủ lạnh gồm hai ngăn chính: ngăn đá và ngăn mát, mỗi ngăn có chức năng và mức tiêu thụ điện năng khác nhau. Vì vậy, điều chỉnh nhiệt độ hợp lý cho từng ngăn tủ sẽ giúp tiết kiệm điện.

Vậy nên cài đặt tủ lạnh ở chế độ nào để tiết kiệm điện nhất? Với ngăn mát, nhiệt độ phù hợp nhất là từ 3 - 5 độ C; đây là mức nhiệt giúp đảm bảo thực phẩm không bị hư hỏng mà cũng không tiêu tốn quá nhiều điện năng.

Đối với ngăn đá, nhiệt độ lý tưởng là từ -15 đến -18 độ C. Đây là mức nhiệt có thể bảo quản tốt thức ăn mà không khiến tủ lạnh phải hoạt động quá mức, từ đó giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Một số mẹo tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh mùa hè

Sử dụng chế độ "Energy Saver" (tiết kiệm năng lượng): Nhiều tủ lạnh hiện đại được trang bị tính năng tiết kiệm năng lượng. Hãy bật chế độ này để tủ lạnh tự động điều chỉnh nhiệt độ và giảm công suất của các bộ phận không cần thiết, giúp tiết kiệm điện năng.

Bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ: Bảo đảm tủ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện hơn bằng cách bảo dưỡng định kỳ.

Bảo đảm tủ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện hơn bằng cách bảo dưỡng định kỳ.

Bảo đảm tủ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện hơn bằng cách bảo dưỡng định kỳ.

Đặt tủ lạnh ở nơi khô thoáng: Tránh ánh nắng trực tiếp và đặt cách tường 5 - 10 cm để không khí lưu thông tốt, giúp giảm tải và tiết kiệm điện.

Hạn chế mở - đóng tủ lạnh liên tục: Mở đóng tủ lạnh nhiều lần trong ngày ảnh hưởng đến quá trình làm lạnh và gây hao phí điện năng.

Tắt tính năng làm đá tự động: Tính năng làm đá tự động ngốn nhiều điện năng hơn. Hãy tắt tính năng này khi không sử dụng hoặc khi đã có nhiều đá trong hộp.

Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh: Bọc kín thức ăn giúp máy nén hoạt động với công suất thấp hơn, sử dụng ít điện năng hơn. Đồng thời, thức ăn giữ được độ tươi và độ ẩm tốt hơn.

Vệ sinh dàn ngưng thường xuyên: Bộ phận này lắp đặt phía sau tủ lạnh, làm bằng kim loại, có tác dụng giảm sức nóng từ máy nén. Dàn ngưng hoạt động tốt giúp máy nén không làm việc quá vất vả, tiết kiệm năng lượng. Hãy vệ sinh dàn ngưng ít nhất 6 tháng/lần để ngăn chặn bụi bẩn bám vào.

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh: Đảm bảo tủ lạnh vận hành tốt bằng cách kiểm tra nhiệt độ và điều chỉnh nếu cần thiết. Vào mùa hè, nhiệt độ phòng thay đổi nên việc kiểm tra nhiệt độ và khả năng làm mát của tủ lạnh rất quan trọng.

Hạn chế đặt tủ lạnh gần nguồn nhiệt: Tránh đặt tủ lạnh gần bếp gas, lò vi sóng, và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, vì nó khiến tủ ấm lên và giảm hiệu quả hoạt động của máy nén.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Quỳnh Trang