Trong cuộc sống thường ngày, bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là bữa ăn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho các thành viên trong gia đình mà nó còn là khoảng thời gian để mọi thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, cùng nhau chia sẻ những niềm vui, những kinh nghiệm, thông tin cho nhau những điều thú vị diễn ra trong ngày, tạo nên sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình lại với nhau.
Việc chuẩn bị mâm cơm, cùng nhau dùng bữa là giây phút để các thành viên thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. Con trẻ thể hiện sự kính trọng với ông bà; cha mẹ thể hiện sự quan tâm, hỏi han việc học hành, công việc của con, chia sẻ những tâm tư của con cái; vợ chồng thể hiện tình yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, chia sẻ với nhau những khó khăn sau một ngày làm việc.
Điều quan trọng trong bữa ăn cần giữ thái độ vui vẻ, hạnh phúc, quan tâm và yêu thương chia sẻ, nhất là việc chia sẻ với con, chỉ có thể chia sẻ tâm tình những lời dặn dò, yêu thương của cha mẹ. Khi đó trẻ sẽ cảm nhận được cha mẹ là người gần gũi yêu thương mình nhất, quan tâm đến mình nhất thì lúc đó trẻ mới mở lòng ra. Trong bữa ăn nên tránh không nói những điều không tốt, không vui, nhất là những lời trách móc hay sửa sai với trẻ, mà nên để một dịp khác thì bữa ăn sẽ tạo ra một cái hồn cho gia đình, cái lửa ấm cho gia đình.
Muốn biết 1 gia đình hạnh phúc hay bất hạnh, chỉ cần nhìn vào 1 bữa ăn là có câu trả lời:
Cách ăn uống thể hiện sự giáo dục của gia đình
Một số gia đình khi đi ăn nhà hàng, chỉ vừa mới nhìn vào thực đơn đã chê khẩu vị của đồ ăn không ngon.
Khi nhân viên phục vụ mang thức ăn bày ra bàn, họ lại chê món ăn tầm thường không có gì đặc biệt.
Đến tận khi thanh toán, họ lại cảm thấy nhà hàng không được cao cấp, lần sau sẽ đổi chỗ khác…
Có người trong bữa ăn còn ra vẻ như mình là chuyên gia ẩm thực, chê này chê nọ thậm chí là không để ý đến bọn trẻ nhà mình đang nô đùa nghịch ngợm mà nói ra những lời bất lịch sự, không tôn trọng người khác.
Cách ăn uống của một người có thể bộc lộ ra sự giáo dục, nuôi dạy mà người đó nhận được, cách ăn uống của một gia đình có thể bộc lộ ra sự giáo dục, tu dưỡng mà gia đình đó có được.
Trong một cuộc hôn nhân viên mãn, các cặp vợ chồng luôn biết cách làm thế nào để giáo dục con cái, họ cũng biết tôn trọng người khác, không ích kỷ chỉ biết làm lợi về mình, dung túng cho con cái chơi bời lông bông.
Một gia đình hạnh phúc, các thành viên có thể vui vẻ quây quần cùng nhau ăn cơm
Hôn nhân và gia đình là hai chuyện không thể tách rời. Nếu hôn nhân hạnh phúc tất nhiên gia đình cũng sẽ hạnh phúc.
Có một số gia đình, trước mỗi bữa ăn, ai bận việc của người ấy; lúc ăn cơm, suất của ai người ấy ăn; ăn xong lại ai làm việc của người ấy, không tương tác, không chuyện trò.
Thế nhưng cũng có những gia đình, trước mỗi bữa ăn họ thương phân công nhau cùng chuẩn bị cho bữa ăn, người dọn bàn, người trải chiếu, người chuẩn bị bát đũa; lúc ăn thì giúp nhau đơm cơm, gắp thức ăn hoặc ý tứ đưa những đĩa thức ăn ngon về gần chỗ bố mẹ để họ tiện gắp; ăn xong lại nhanh chóng thu dọn, rửa bát đũa, mỗi người một việc, hỗ trợ nhau rất nhịp nhàng.
Người một nhà, nếu có thể quây quần bên bàn ăn, vui vẻ ăn cơm, yêu quý, tôn kính lẫn nhau, cảnh tượng đó thật khiến người khác ngưỡng mộ biết bao.
Rất nhiều người khi còn đang yêu đương đều gắp thức ăn cho nhau, quan tâm đến nhau nhưng sau khi kết hôn, có thể duy trì được trạng thái này, thực sự là việc khó đến mức đáng quý.
Ba bữa một ngày chính là hương vị của tình yêu
Một ngày ba bữa nên ăn những gì? Đây là việc mà nhiều gia đình cảm thấy đau đầu. Bởi lẽ thực đơn thì cũng chỉ có vài món, muốn thay đổi khẩu vị mới cho mỗi ngày là việc không dễ dàng.
Tuy nhiên, với một cuộc hôn nhân hạnh phúc, chỉ cần có thức ăn, có rượu là các thành viên đã có thể ăn uống một cách ngon lành, vui vẻ rồi.
Những người vợ đảm cũng sẽ biết quan sát sở thích ăn uống của từng người trong gia đình, tìm tòi công thức nấu ăn và quan tâm đến khẩu vị của mọi người . Họ sẽ nhớ rõ chồng mình thích ăn gì, con mình thích ăn gì, khẩu vị của bố mẹ ra sao và sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu của từng thành viên.
Một người chồng tâm lí cũng sẽ chủ động giúp vợ nấu ăn chứ không phải chỉ biết ngồi ăn.
Bữa cơm có ngon lành, đong đầy niềm vui, sự hào hứng hay không sẽ cho chúng ta thấy được tình cảm vợ chồng trong gia đình có tốt đẹp hay không.
Đàn ông biết nấu ăn, hơn nữa lại nấu cho người phụ nữ của mình ăn, chắc chắn bất kể một người phụ nữ nào cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Gia đình không hạnh phúc, không có tâm trí nào nghĩ đến việc ăn uống
Khi một người cãi nhau với nửa kia của mình, hẳn sẽ không còn tâm trạng nào để ăn uống. Không chỉ không thể ăn được khi ngồi đối diện đối phương mà ngay cả khi dùng bữa một mình, bầu không khí cũng vô cùng nặng nề, cảm giác như cuộc sống toàn là đau khổ và bất hạnh.
Thế nào mới được gọi là hôn nhân viên mãn? Chẳng phải là người một nhà khi ở cùng nhau, có thể vui vẻ ăn ăn uống uống, bất luận thức ăn có thế nào cũng đều tìm thấy được niềm vui đó sao?
Còn với một cuộc hôn nhân bất hạnh, cho dù là sơn hào hải vị bày ra trước mắt, người ăn vẫn chẳng cảm nhận được mùi vị gì, cảm giác như mỗi một miếng cơm đều đắng ngắt, khó có thể nuốt trôi.
Cuộc sống gia đình, hôn nhân của một người có tốt đẹp hay không, chỉ cần nhìn vào "tướng ăn", chúng ta sẽ nhận ra.
Lúc ăn uống có vui vẻ cười nói hay không? Có sự ấm áp của gia đình hay không? Các thành viên có nhường nhịn lẫn nhau hay không? Tất cả những biểu hiện đó đều có thể nói lên diện mạo chân thực nhất của cuộc sống hôn nhân cũng như cuộc sống gia đình.