Mùa thu là thời điểm lý tưởng để làm vườn, nhưng đồng thời cũng là mùa bệnh đốm đen dễ tấn công hoa hồng. Bệnh nấm này thường gây ra những vết đen tròn trên lá, khiến hoa hồng yếu đi, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt và các loại bệnh khác.
Cathy, một chuyên gia làm vườn và là đồng sáng lập The Wieders Garden, giải thích rằng bệnh đốm đen không làm cây chết ngay, nhưng làm cây suy yếu nghiêm trọng. "Những cây bị đốm đen sẽ khó sản xuất dinh dưỡng đủ để ra hoa, và nếu có, hoa thường nhỏ và không đẹp."
Ngăn ngừa bệnh đốm đen hiệu quả không hề khó. Một phương pháp tự nhiên là sử dụng ngô nứt – một sản phẩm thường dùng làm thức ăn cho chim và gà, nhưng cũng rất hữu ích trong làm vườn. Ngô nứt chứa nấm có lợi Trichoderma, đã được chứng minh là một loại thuốc trừ sâu sinh học hiệu quả.
Cathy chia sẻ: “Chúng tôi đã sử dụng ngô nứt cho luống hoa hồng từ năm 2005 và nhận thấy bệnh đốm đen giảm đáng kể khi bón vào đầu mùa xuân."
Ngô nứt giúp cải thiện khả năng thoát nước của đất, làm giảm độ ẩm xung quanh cây, từ đó ngăn chặn nước mưa bắn vào lá, điều kiện cần để đốm đen lây lan.
Đơn giản chỉ cần rắc một lớp ngô nứt lên luống hoa hồng trước khi phủ lớp phân trộn hoặc phủ lớp phủ bảo vệ.
Bên cạnh việc sử dụng ngô nứt, cách dễ nhất để ngăn đốm đen là giữ cho vườn sạch sẽ. Hãy nhặt hết lá rụng và các phần cây mục nát để tránh tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Cathy cũng khuyên nên chọn các giống hoa hồng có khả năng kháng bệnh tự nhiên. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng kháng bệnh không có nghĩa là miễn nhiễm hoàn toàn: “Ngay cả những giống hoa hồng có sức đề kháng tốt như Knock-outs cũng có thể bị nhiễm bệnh đốm đen trong điều kiện không thuận lợi."
Việc chăm sóc hoa hồng đúng cách từ tưới nước, bón phân đến cắt tỉa và giữ vệ sinh vườn sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh và hạn chế được sự tấn công của các bệnh hại.