Muốn tránh lây nhiễm Covid-19, đừng chỉ cọ bồn cầu, hãy dọn rửa ngay 6 nơi cực bẩn chứa hàng triệu vi khuẩn này

14:15, Thứ năm 13/02/2020

( PHUNUTODAY ) - Đây là những vị trí bạn nên dọn rửa thường xuyên để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

1. Tay nắm cửa

Tay nắm cửa ở khắp mọi nơi là thứ bạn thường chạm vào hàng ngày. Thế nhưng, bạn có biết rằng chúng lại chứa một ổ vi trùng từ mọi thứ xung quanh. Nếu bạn vô tình chạm vào tay nắm cửa rồi ngồi vào bàn ăn thì lượng vi trùng này có thể đi vào cơ thể của bạn bất cứ lúc nào.

Do đó, hãy thường xuyên vệ sinh tay nắm cửa trong nhà, đặc biệt là nhà bếp và toilet để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

2. Thảm

Thảm cửa là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt là khu vực nhà tắm, thảm cửa thường được đặt ở phía ngoài để lau chùi chân, tránh ẩm ướt, té ngã..

Tuy nhiên, chính vì công dụng đấy, mỗi lần đi vào nhà và giẫm chân lên thảm là đồng nghĩa với việc 1 lần bạn mang những vi khuẩn vào nhà. Thảm chân luôn ẩm ướt và ít khi khô thoáng bởi chức năng của nó, đồng thời nơi ẩm ướt cũng khiến vi khuẩn dễ phát triển và theo không khí lây lan ra môi trường.

khong-chi-co-bon-cau-day-la-6-noi-cuc-ban-trong-nha-ve-sinh-me-nen-don-hang-ngay-1-1581502805-553-width600height516

Để đảm bảo sức khỏe được tốt hơn cho chính bạn và các người thân trong gia đình, bạn hãy thường xuyên giặt thảm để khử trùng và loại bỏ bụi bẩn. Nên có nhiều hơn 2 tấm thảm nhằm xoay vòng và thay đổi trong quá trình giặt. Đồng thời, hạn chế đi giày dép giẫm lên thảm.

3. Thớt

Trên bề mặt và các ngách nhỏ của thớt, đặc biệt là thớt gỗ đều có thể chứa vi khuẩn chỉ sau một lần. Số lượng vi khuẩn Coliform có trú ngụ trên thớt nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu. Chính vì vậy mà dụng cụ nhà bếp này luôn xuất hiện trong danh sách những nơi bẩn nhất trong nhà bếp mà bạn có thể không bao giờ ngờ tới. Vi khuẩn Salmonella và Campylobacter có thể bám vào thớt khi bạn dùng nó để cắt thịt gia cầm và gia súc. Việc sử dụng chung 1 thớt để cắt thịt và thái rau củ quả có thể làm tăng nguy cơ ô nhiễm chéo trong quá trình chuẩn bị thức ăn.

Bạn cần có ít nhất hai loại thớt riêng biệt: một cho rau củ quả và một cho thịt. Rửa lại thớt sau khi sử dụng bằng dung dịch xà phòng nóng, tráng lại bằng nước nóng và lau khô. Bạn cũng có thể vệ sinh thớt bằng máy rửa chén.

4. Tủ lạnh

Hầu hết rau quả sẽ tươi lâu hơn khi chúng không được rửa trước khi cho vào tủ lạnh. Vi khuẩn và thuốc trừ sâu vẫn sẽ còn sót lại kể cả khi rau quả được lấy ra khỏi tủ lạnh. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra khi bạn lưu trữ thịt sống chưa qua chế biến trong tủ lạnh. Chất lỏng bị rò rỉ sẽ bám vào các ngăn tủ, thành kệ. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Coliform, nấm men, mốc sinh sôi và phát triển.

Hãy vệ sinh ngăn kéo và kệ tủ định kỳ bằng chất tẩy nhẹ, nước nóng hoặc nước ấm, lau khô lại bằng khăn sạch. Hãy dành vài phút để lau sạch bụi trên nóc tủ, hút bụi phía sau và bên dưới tủ. Tháo nắp thông hơi để hút bụi phần dây điện. Bạn cũng nên vệ sinh cả phần tay nắm tủ bằng giấy vệ sinh chuyên dụng vì đây cũng là nơi tập trung nhiều vi khuẩn mà bạn thường xuyên tiếp xúc.

5. Vòi hoa sen

khong-chi-co-bon-cau-day-la-6-noi-cuc-ban-trong-nha-ve-sinh-me-nen-don-hang-ngay-2-1581502805-233-width600height400

So với việc tắm bằng gáo hay xô, chậu như trước đây, tắm bằng vòi hoa sen không chỉ vừa tiện lợi, vừa tạo cảm giác thư giản mà chúng còn giúp bạn tiết kiệm một lượng nước đáng kể.

Trong thời buổi hiện nay, mỗi nhà đều có một vòi hoa sen trong phòng tắm và sử dụng chúng mỗi ngày. Các chị em phụ nữ thường ưa sạch sẽ, kỹ tính, lau chùi tất cả các đồ đạc trong phòng tắm, nhằm tiêu diệt những mầm bệnh. Thế nhưng, hầu hết đại đa số các chị em lại không biết rằng, chính những chiếc vòi hoa sen tưởng chừng vô hại kia cũng chứa rất nhiều vi khuẩn.

Các cặn bã, trầm tích, tích tụ lâu ngày dưới vòi. Khi xả nước, trước khi phun ra, lượng nước đã bị các vi khuẩn ấy làm bẩn và ít nhiều sẽ làm hại đến làn da cũng như sức khỏe của bạn.

Vì thế, bạn cần thường xuyên tháo rời vòi hoa sen, sau đó ngâm chúng dưới dung dịch nước rửa chén sinh học qua đêm rồi rửa lại với nước.

6. Bồn cầu

Nơi bẩn nhất trong nhà vệ sinh cũng như chứa nhiều vi khuẩn nhất, ắt hẳn đó chính là bồn cầu. Với thiết kế hình chảo của bồn cầu, mỗi lần bạn xả nước đồng nghĩa với việc bạn đang phát tán vi khuẩn ra khắp môi trường xung quanh như: sàn nhà, bồn rửa mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng... với một lượng vi khuẩn không hề nhỏ.

Bên cạnh việc thường xuyên lau chùi bồn cầu bằng các dung dịch tẩy rửa một cách kĩ lưỡng, bạn cũng cần phải lưu ý đậy nắp bồn cầu lại trong mỗi lần xả để đảm bảo sức khỏe được an toàn.

7. Chậu rửa

top-5-noi-ban-nhat-trong-nha-bep-mat-ban-bep

Chậu rửa là bộ phận thường hay sử dụng của nhà tắm, phục vụ cho nhiều nhu cầu sinh hoạt như: rửa mặt, rửa tay, đánh răng, rửa các loại rau củ, trái cây... đều được thực hiện trên chậu. Chính vì nhiều công dụng và tiếp xúc với nhiều chất bẩn, vậy nên chậu rửa cũng chứa bên trong nó rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn.

Việc loại bỏ các chất bẩn trong quá trình rửa rau, củ, quả, thịt... bằng thao tác xả nước thôi là chưa đủ. Bên cạnh đó, khi bạn đánh răng, chải tóc các vi khuẩn cũng rơi trực tiếp xuống bồn rửa mỗi ngày tích tụ lại nhiều vi khuẩn cứng đầu.

Lời khuyên trong trường hợp này là bạn cần dùng bàn chải, kết hợp với vòi xịt và dung dịch tẩy rửa chà sạch, để đảm bảo vệ sinh cho đồ vật có nguy cơ chứa nhiều mầm bệnh này.

8. Hộp đựng bàn chải

Hộp đựng bàn chải thường được thiết kế có 1 đáy duy nhất, nhằm hướng đến sự tiện lợi khi cho bàn chải vào cũng như lấy bàn chải ra lúc cần sử dụng, một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Tuy nhiên, chính sự tiện lợi trên lại chứa nhiều mối nguy hại. Không chỉ là vi trùng từ bàn chải mang lại. Vì thực chất, răng miệng của mỗi người đều có rất nhiều vi khuẩn, mà bàn chải lại phục vụ cho việc lấy sạch các vi khuẩn từ răng miệng. Hộp đựng bàn chải chứa cùng lúc nhiều bàn chải khác nhau của các thành viên trong gia đình, nên chúng thực sự rất bẩn. Đó là chưa kể đến việc các vi khuẩn xung quanh theo không khí di cư vào và bám trụ lại.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc