Nên đặt bàn thờ ở tầng 1 hay tầng thượng?
Thực tế cho thấy, việc đặt bàn thờ ở tầng 1 hay tầng thượng đều có thể chấp nhận được, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình. Đừng quá lo lắng về vấn đề phong thủy mà trở nên căng thẳng, bởi phong thủy chủ yếu là để phục vụ cuộc sống của con người, giúp tạo ra môi trường sống thuận lợi và thoải mái hơn.
Ví dụ, nếu nhà bạn rộng rãi, bạn có thể sắp xếp không gian riêng biệt ở tầng 1, ngay tại gian chính- nơi trang trọng nhất của căn nhà, một cách mà nhiều gia đình truyền thống vẫn lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện sở hữu một căn nhà rộng lớn như vậy.
Theo tục lệ, phòng thờ nên được đặt ở tầng cao nhất để tránh những kiêng kỵ về phong thủy, như tránh để người ngoài nhìn thấy bài vị của tổ tiên hoặc tránh đặt phòng thờ ở nơi có nhiều người qua lại. Tuy nhiên, đặt bàn thờ ở tầng 1 cũng có những ưu điểm như thuận tiện cho việc thắp hương, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, khi việc leo lên tầng cao thường xuyên để cúng lễ là điều không dễ dàng.
Ngày nay, hầu hết các gia đình sống trong những ngôi nhà diện tích nhỏ phải xây dựng nhiều tầng để tối ưu hóa không gian. Trong trường hợp này, họ có hai lựa chọn: đặt bàn thờ tại phòng khách ở tầng 1 để dễ dàng chăm sóc hương khói, hoặc đặt bàn thờ tại tầng thượng riêng biệt chỉ dành cho việc thờ cúng.
Lưu ý khi đặt bàn thờ ở tầng 1
Quyết định đặt bàn thờ ở tầng 1 hay tầng thượng không quan trọng bằng việc tuân thủ các lưu ý cần thiết trong từng trường hợp cụ thể. Nếu bạn chọn đặt bàn thờ ở tầng 1, cần chú ý các điều sau:
Tránh đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào: Vị trí này có thể khiến người thắp hương cảm thấy bất an, mất tập trung trong lúc khấn vái. Cảm giác không yên tâm, sợ người khác bất ngờ bước vào, sẽ không tốt cho người cúng lễ.
Không đặt phòng thờ bên cạnh phòng bếp hoặc nhà vệ sinh: Theo quan niệm phong thủy, đây là vị trí không sạch sẽ, không phù hợp để đặt nơi thờ cúng tổ tiên, vì vậy sẽ bị xem là phạm húy.
Không nên thiết kế phòng ngủ hoặc nhà vệ sinh ngay trên phòng thờ: Nghĩa là vị trí ngay trên gian thờ không nên đặt phòng ngủ, nhà kho hay nhà vệ sinh. Đây cũng được xem là phạm húy trong phong thủy.
Đảm bảo không gian thoáng đãng: Phòng thờ ở tầng 1 nên có cửa sổ mở ra sân hoặc giếng trời để tạo không gian thoáng đãng, tránh tình trạng hương khói tụ lại.
Tránh đặt bàn thờ gần cửa sổ: Bàn thờ nên đặt ở nơi kín gió để gió bên ngoài không động bát hương, gây ra bất ổn.
Nội thất đơn giản, trang nhã: Phòng thờ nên được trang trí với tông màu trầm, thiết kế theo lối tối giản, có thể bố trí thêm một bộ bàn ghế để ngồi.
Giữ gìn vệ sinh khu vực thờ cúng: Thường xuyên dọn dẹp, sắp xếp đồ trên bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ.
Lưu ý khi đặt bàn thờ trên tầng thượng
Phong thủy phòng thờ ở tầng thượng cũng có nhiều điều kiêng kỵ cần lưu ý vì có thể gây ra rắc rối và kéo theo vận rủi nếu không tuân thủ đúng.
Có không gian riêng: Phòng thờ cần có không gian riêng biệt, không lẫn với không gian sinh hoạt chung. Điều này giúp tạo sự riêng tư, tôn nghiêm và yên lặng cho nơi thờ cúng. Việc thắp hương hoặc hóa vàng cũng thuận tiện hơn nếu thực hiện ngoài sân thượng.
Đặt nơi thoáng và sáng: Phòng thờ cần đủ sáng, tốt nhất là có ánh sáng tự nhiên tràn vào để tránh sự âm u, bí bách. Cần có cửa sổ để tạo sự thông thoáng, hương khói không bị tích tụ.
Quan tâm đến hướng cửa sổ: Tránh đặt cửa sổ ở hướng có nhiều gió làm lay động bát hương, không tốt cho gia chủ.
Màu sắc đơn giản, trang nhã: Không gian phòng thờ nên mang cảm giác ấm cúng, thiết kế không quá cầu kỳ và màu sắc tươi sáng. Tránh lược bỏ những món đồ không cần thiết để dễ dàng dọn dẹp.
Không để đồ chất đống: Phòng thờ không nên bị biến thành nơi chứa đồ, nhất là những vật phẩm không cần thiết.
Dọn dẹp thường xuyên: Bàn thờ và gian phòng thờ cần được dọn dẹp thường xuyên để luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Những lưu ý trên sẽ giúp bạn có được không gian thờ cúng trang trọng, phù hợp với hoàn cảnh gia đình và đảm bảo phong thủy tốt.