Nên đóng hay mở cửa phòng tắm sau khi sử dụng, nhiều người làm sai mà không biết

15:46, Thứ bảy 05/08/2023

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người thường mở cửa nhà tắm sau khi tắm để không gian trong đó được thông gió, thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, cách làm này là chưa chính xác.

Nhà tắm là khu vực được sử dụng thường xuyên, vì thế không gian này luôn trong tình trạng rất ẩm ướt. Sau một thời gian sử dụng, nhà tắm của nhiều gia đình còn có một số mùi ẩm mốc trong phòng tắm bốc ra gây khó chịu. Vì vậy nhiều người thường mở cửa nhà tắm sau khi tắm để không gian trong đó được thông gió, thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, cách làm này chưa thực sự đúng.

Nên đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng?

Hiện nay phòng tắm thường được thiết kế có luôn cả nhà vệ sinh đi kèm, nên một số người thì muốn đóng cửa sau khi sử dụng để ngăn vi khuẩn, mùi hôi cũng như ẩm mốc. Trong khi những người khác lại muốn mở cửa để phòng tắm được thông thoáng hơn.

Nhà tắm thường được thiết kế kín, không được thông gió tốt, do đó rất dễ sản sinh vi khuẩn mà bằng mắt thường khó có thể nhìn thấy. Đặc biệt sau mỗi lần sử dụng nhà tắm, vi khuẩn trong không khí sẽ tăng mạnh và cũng sẽ đi kèm với việc sản sinh ra mùi khó chịu. Nếu chúng ta mở cửa phòng tắm để thông gió, những vi khuẩn và mùi khó chịu này sẽ lây lan sang các phòng khác, điều này rất có hại cho sức khỏe của gia đình.

Vì vậy, sau khi sử dụng nhà tắm bạn nên:

Đóng cửa và bật quạt hút để thông gió. Ngoài ra bạn cũng nên mở các cửa sổ trong nhà, bật quạt để căn phòng khô ráo, còn ngăn vi khuẩn và hơi ẩm xâm nhập vào phòng.

Nếu không gian trong nhà quá nhỏ không thể bố trí phòng tắm riêng, bạn có thể làm rèm tắm cản nước, vừa có tác dụng ngăn cách khu vực khô/ướt, vừa kéo dài tuổi thọ của các thiết bị và tủ trong phòng tắm.

cuanhatam2

5 việc bạn nên làm mỗi tuần để nhà vệ sinh và nhà tắm luôn sạch khuẩn

Kiểm tra khu vực thoát nước

Việc sử dụng nhà tắm mỗi ngày sẽ tích tụ chất bản vào cống thoát nước bởi các tế bào da chết, sữa tắm và tóc. Theo thời gian, những cặn bẩn này sẽ tích tụ bên trong khu vực thoát nước, không những gây mùi hôi hay khiến nước thoát chậm mà còn tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi phát triển hoặc thậm chí là nơi trú ẩn của các côn trùng như gián...

Vệ sinh quạt thông gió

Hơi nước và độ ẩm cao chính là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, mầm bệnh phát triển nhanh chóng. Đây cũng là lý do mọi nhà vệ sinh đều cần sử dụng quạt thông gió nhằm giúp không khí được thay đổi liên tục, hạn chế mùi hôi khó chịu cũng như mang lại cảm giác khô ráo cho người dùng.

Đừng bỏ quên tường nhà vệ sinh

Tường nhà vệ sinh là một trong những vị dễ bám bẩn cũng như là "nhà" của nhiều loại vi khuẩn khác nhau nên sẽ cần được vệ sinh định kỳ hàng tuần.

Trước khi làm sạch, bạn có thể dùng vòi nước nóng xịt khắp tường, sau đó đóng cửa lại và chờ từ 10-15 phút cho hơi nước bốc lên rồi chà nhẹ để vết bẩn trôi đi. Hành động này sẽ giúp các vết bẩn đang bám trên bề mặt tường bong ra nhanh hơn cũng như tiêu diệt phần nào lượng nấm mốc đang sinh sôi phát triển.

Với những mảng bám cứng đầu trên kẻ gạch, bạn có thể dùng dấm trắng hoặc oxy già xịt trực tiếp lên bề mặt và dùng bàn chải để làm sạch.

Luôn chú ý đến bồn rửa tay

Bên cạnh bồn cầu thì bồn rửa tay cũng rất thường xuyên được sử dụng nên sẽ dễ dàng xuất hiện tình trạng ố vàng gây mất thẩm mỹ. Vì thế, việc vệ sinh bồn rửa tay mỗi tuần là điều nên được thực hiện. Bạn hãy chú ý chọn khăn, bọt biển hoặc bàn chải lông mềm để làm sạch thay vì sử dụng bùi nhùi nhằm hạn chế gây xước bề mặt men của bồn rửa tay.

Làm sạch bệ xí

Nếu muốn nhà tắm sạch khuẩn, bạn không chỉ vệ sinh bề mặt hay nắp bồn cầu mà cần chú ý đến cả vị trí chân bệ xí. Các vết bẩn và vi khuẩn có thể tích tụ ở khu vực này, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu cũng như trở thành "ngôi nhà" lý tưởng cho nhiều loại mầm bệnh.

Những đồ vật không nên để trong nhà tắm

Đồ trang điểm: Son, phấn, kem nền... và tất cả các món đồ trang điểm đều được khuyến cáo là nên để ở nơi có nhiệt độ ổn định, thoáng mát. Vì thế, phòng tắm - nơi nhiệt độ thường xuyên thay đổi và khá ẩm thì không thích hợp để bày đồ trang điểm. Nếu không muốn làm hỏng những món đồ này, hãy chuyển vị trí để chúng vào phòng ngủ hoặc vào một túi đồ chuyên dụng của bạn

Bông, băng, giấy vệ sinh: Vật liệu này dễ bị nhiễm nấm mốc và vi khuẩn gây ảnh hưởng sức khoẻ của bạn. Hãy bảo quản gói đồ vệ sinh phụ nữ ở nơi khô ráo, thoáng gió để bảo vệ sức khoẻ.

Thuốc: Bạn không nên để các loại thuốc trong các ngăn tủ hoặc kệ ở nhà vệ sinh. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm cũng có thể làm thay đổi thành phần hoá học của sản phẩm.

Các dụng cụ bằng kim loại dùng để vệ sinh cá nhân như nhíp, cắt móng tay chân... có thể bị gỉ sét nếu bạn đặt chúng trong nhà tắm ẩm ướt.

Máy sấy có thể chập cháy, gây giật điện nếu bạn đặt và sử dụng chúng trong nhà tắm..

Đồ trang sức: Các loại trang sức như bông tai, vòng cổ, nhẫn,… đều không nên để trong nhà tắm. Vì độ ẩm cao trong nhà tắm sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa và làm hỏng món đồ trang sức của bạn.

Dao cạo râu: Hơi nước và độ ẩm cao rất dễ khiến phần dao cạo bị mòn và rỉ sét. Tốt hơn cả là hãy để dao cạo trong túi nilon và tránh nơi nhiều ẩm.

Tăm bông: Thông thường, nhiều người có thói quen để tăm bông trong nhà tắm để tiện cho việc làm sạch và khô lỗ tai sau khi tắm rửa. Tuy nhiên, việc làm này là không nên. Rủi ro đầu tiên là tăm bông có thể bị ướt hết nếu nước vô tình bắn vào. Thứ hai, xà phòng và vi khuẩn có thể bám vào tăm bông gây nhiễm khuẩn cho tai khi sử dụng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc