Nếu có duyên gặp được người có 4 phẩm chất sau thì nhất định phải kết giao, trân quý:
1. Người khiêm tốn
Người khiêm tốn là người có trí huệ, biết rằng ‘lùi 1 bước mà tiến 10 bước’, rất mực khôn ngoan và sáng suốt.
Phải hiểu rằng, người khiêm tốn chưa chắc đã là tự ti, yếu kém, mà họ nhận thức được rằng mình đang đứng ở đâu, và ngoài mình ra còn có người khác giỏi hơn.
Còn những kẻ quá huênh hoang, tự phụ thì dù họ có giỏi hơn người thì lâu dài cũng chẳng có kết cục tốt đẹp.
Người biết khiêm tốn thì cũng tự biết tu dưỡng bản thân, không bao giờ dậm chân tại chỗ mà không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân để trở nên tốt đẹp hơn.
2. Người thận trọng
Một người luôn kĩ tính, thận trọng với mọi việc thì khó mà gặp thất bại. Họ có nội tâm mạnh mẽ, không bị ảnh hưởng bởi những lời gièm pha, cũng không vì thế giới bên ngoài biến động mà đánh mất lý trí, đánh mất chính mình.
Khi đối diện với những khó khăn, vấp ngã, họ sẽ không than thân trách phận mà tự mình gượng dậy, tìm cách giải quyết vấn đề và rút kinh nghiệm từ bản thân.
Họ sẽ luôn nhìn mọi việc với tâm thế ôn hòa, bình tĩnh trong mọi sự từ công việc tới cuộc sống, đối đãi với mọi người nhẹ nhàng, chan hòa, gặp chuyện gì cũng dùng lý trí mà xử lý chứ không bị cảm xúc lấn át.
3. Người biết giữ lời
Trong đời, làm người phải biết lấu chữ tín làm trọng yếu, phải tự tu thân, biết điều mới nên chuyện.
Làm người phải biết trung thực, nói lời chân thật, làm gì cũng nhớ tới chữ tín, dù có nghèo khó, khổ sở cũng không được đánh mất chữ ấy.
Người không giữ lời tuy có thể có cái lợi tức thời, nhưng khi những người xung quanh đã hiểu rõ bản chất giả dối, bội nghĩa thì họ sẽ xa lánh, rời xa, khi ấy chẳng thế có thêm lòng tin của mọi người thêm bất kì lần nào nữa.
4. Người thật thà
Cố nhân khi xưa cho rằng, không phải danh vọng, tiền tài là thứ quan trọng nhất, mà nhân phẩm mới là đứng đầu. Để có được sự tín nhiệm của người khác, tốt hơn hết là phải có nhân phẩm tốt.
Một người có đức hạnh, thiện lương, biết tích đức, trọng chữ tín thì dù thế nào cũng sẽ được người khác tín nhiệm. Người nhân phẩm kém chỉ vì lợi ích nhỏ nhoi mà cạnh tranh, hơn thua với người khác thì kết cục cũng chỉ khiến mọi người xa lánh, ghét bỏ mà thôi.
Người nào không có tài nhưng biết khiêm tốn, có chí học hỏi thì cũng không phải là vấn đề, người đời nhất định vẫn sẽ xem trọng. Còn kẻ nào không có đạo đức, lại huênh hoang, giả dối thì ắt sẽ bị người ta xem thường.
Dù làm việc gì trên đời cũng phải có lương tâm, biết hướng thiện, tốt bụng, chân thành với người khác, như vậy mới là người có đức.