“Nếu phải cọ nhà vệ sinh, anh có làm không?”
Đây là một câu chuyện có thật vào đầu những năm 70 của thế kỷ 20, thời điểm tổng công ty Mc Donal đã nhắm đến thị trường Đài Loan. Với tiêu chí, phải đào tạo một nhóm cán bộ cao cấp, nên vòng tuyển dụng của họ cực kỳ kỹ lưỡng và khắt khe. Thậm chí, nhiều doanh nhân ưu tú, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi cũng bị loại “thẳng cẳng” không thương tiếc.
Trước vòng phỏng vấn cuối cùng, tổng giám đốc của Mc Donal đã nói chuyện với vợ chồng ông Hàn Định Quốc và hỏi ông Hàn một câu khiến ai nấy đều ngã ngửa: “Nếu chúng tôi yêu cầu anh phải dọn nhà vệ sinh trước, anh có đồng ý không?”
Người chồng chưa kịp miệng, thì vợ ngồi bên cạnh đã nhanh nhảu một câu trả lời hết sức bất ngờ: “Ở nhà chúng tôi, việc cọ rửa nhà vệ sinh trước giờ đều do anh ấy làm.”
Vị tổng giám đốc công ty Mc Donal mỉm cười hài lòng, lập tức nhận người chồng vào tập đoàn mà không cần thông qua vòng phỏng vấn cuối cùng.
Mãi tận nhiều năm sau, khi Hàn Định Quốc trở thành một doanh nhân thành đạt, ông mới biết được tại sao giám đốc lại hỏi vậy. Việc đầu tiên Mc Donal muốn dạy nhân viên đó là việc cọ rửa nhà vệ sinh, vì phương châm cơ bản của ngành dịch vụ là:
“Không để người khác phục vụ mình, mà bản thân phải luôn phục vụ người khác”.
Chỉ khi trân trọng những công việc thấp kém, họ mới có thể nắm bắt và trân trọng nhu cầu của khách hàng.
Hạ thấp mình không có nghĩa là người thấp kém
Người xưa vẫn day: “Bậc trượng phu thông tuệ cũng giống như những bông lúa. Khi còn lép, chúng vươn cao đầu lên đầy kiêu hãnh. Nhưng khi hạt đã đầy và chắc, chúng bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống”. Ở đời, người càng có trí tuệ, thông minh vượt bậc, càng hiểu được đạo lý then chốt để dẫn đến thành công: sống phải khiêm tốn, học cách “cúi đầu”.
Cúi đầu không phải là hành động cụ thể mà là cách ứng nhân xử thế. Hạ thấp bản thân không đồng nghĩa với nhẫn nhục thấp kém. Đó chính là sự khiêm tốn của những người có đạo đức, văn hóa trong xã hội. Hạ thấp bản thân cũng chính là cách để hiểu rõ mình hơn, tự nâng bản thân lên một bậc.