Hiện nay, đũa dùng một lần được sử dụng rất phổ biến vì tính tiện dụng của nó. Nhiều người cho rằng, việc sử dụng loại đũa này sẽ hợp vệ sinh hơn loại đũa tái sử dụng vì chúng được gói kín trong vỏ và chỉ dùng một lần rồi vứt đi.
Tuy nhiên, có một sự thật mà bạn có thể không biết. Đó là các nhà sản xuất dùng những vòng tròn khắc ở đầu đũa để đánh dấu số lần nó đã được tái chế. Tương ứng cụ thể loại không vạch là đũa mới tinh, loại 2 vạch là đã tái chế 2 lần và tương tự 3 vạch là đũa tái chế ba lần. Sau lần tái chế thứ 3 thì các loại đũa này sẽ bị đem đi tiêu huỷ nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn nên hạn chế sử dụng loại đũa dùng một lần này.
Đũa dùng một lần thường được làm từ các loại tre tươi, tre có chất lượng không tốt như tre non, tre tồn dư, phế phẩm, khả năng chịu ẩm mốc rất kém. Trong quá trình sơ chế, xử lý nguyên liệu, để chống ẩm mốc và làm đũa trắng, các cơ sở sản xuất có thể lựa chọn sử dụng nhiều cách, trong đó có sấy khô, dùng hóa chất...
Hóa chất làm trắng được sử dụng nhiều là clo, lưu huỳnh, giúp tẩy trắng hiệu quả. Tuy nhiên, hóa chất này được các cơ quan y tế cảnh báo vì sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, rất nguy hiểm với trẻ em và người cao tuổi. Theo các chuyên gia, hóa chất có gốc lưu huỳnh như sulfure dioxide có thể gây rối loạn tại chỗ đường tiêu hóa, rối loạn vi khuẩn đường ruột, gây loét niêm mạc đường tiêu hóa... Nếu sử dụng thường xuyên, độc chất có thể ngấm vào máu và tích lũy, dẫn tới rối loạn chức năng gan, thận, cơ quan tạo máu... là một trong những nguyên nhân gây bệnh mạn tính và ung thư.
Dù nhìn chiếc đũa dùng một lần trắng tinh là thế nhưng ai biết được chúng đã được nhúng qua bao hóa chất tẩy trắng, chống nấm mốc?
Dù tiện lợi là thế nhưng hãy hạn chế dùng loại đũa này. Khi ra ngoài, chúng ta có thể mang theo bên mình bộ dụng cụ đũa muỗng cá nhân để đảm bảo sức khỏe và góp phần chung tay bảo vệ môi trường.