Nga muốn cấm quan chức gửi tiền ở nước ngoài

( PHUNUTODAY ) - Một dự luật cấm quan chức cấp cao của Nga sở hữu tài khoản giữ tiền và tài sản trong các ngân hàng nước ngoài đang nhận được sự ủng hộ của cả chính phủ, quốc hội, và người dân Nga.

Đời sống) - Một dự luật cấm quan chức cấp cao của Nga sở hữu tài khoản giữ tiền và tài sản trong các ngân hàng nước ngoài đang nhận được sự ủng hộ của cả chính phủ, quốc hội, và người dân Nga.

[links()]

Nếu một quan chức Nga giữ tất cả tiền bạc của ông ta ở Nga, ông ta sẽ quan tâm hơn đến các thành quả của nền kinh tế quốc gia. Ảnh: Varvara
Nếu một quan chức Nga giữ tất cả tiền bạc của ông ta ở Nga, ông ta sẽ quan tâm hơn đến các thành quả của nền kinh tế quốc gia. Ảnh: Varvara
 
Theo đài Tiếng nói nước Nga, dự luật được tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra đã được Hạ viện thông qua sau lần đọc thứ nhất. Dự luật không chỉ cấm quan chức cấp cao mà còn cấm cả người thân cũng như con cháu dưới tuổi vị thành niên của các quan chức cấp cao của Nga sở hữu tài khoản giữ tiến và tài sản trong các ngân hàng nước ngoài, nhưng không cấm những người này sở hữu bất động sản ở nước ngoài, mà chỉ yêu cầu khai báo việc sở hữu.
 
Dự luật liệt kê cụ thế một danh sách dài các diện đối tượng sẽ phải tuân thủ luật cấm gồm những người tham gia điều hành đất nước như nghị sĩ quốc hội, lãnh đạo Viện Tổng Công tố, ban quản trị Ngân hàng Trung ương, các đại diện lãnh đạo hành chính khu vực, giám đốc các công ty và quĩ nhà nước. Tuy nhiên, quan chức ngoại giao và các quan chức đại diện cho quyền lợi của Nga ở nước ngoài thì được miễn trừ.
 
Ý tưởng hạn chế hoạt động tài chính của các quan chức Nga ở nước ngoài đã được đưa ra từ cuối năm 2012 trong Thông điệp Tổng thống gửi Quốc hội Liên bang. Ông Vladimir Putin tuyên bố rằng, một người lựa chọn phục vụ quốc gia cần sẵn sàng với những hạn chế như vậy. Dự luật trên được cho là nhằm củng cố an ninh quốc gia, chống tham nhũng, và vận động hành lang, đồng thời cũng nhằm đưa nguồn tiền quay về phục vụ kinh tế nội địa.
 
Người phát ngôn của Hội đồng liên bang, ông Alexander Torshin cho biết: “An ninh quốc gia là điều đầu tiên. Nếu một quan chức hay họ hàng của anh ta có tài khoản ngân hàng hay cố phiếu ở nước ngoài, họ có thể đối mặt với các áp lực từ nhà chức trách nước ngoài. Chúng tôi biết nhiều vụ tài khoản ngân hàng bị cầm giữ (như vậy). Thứ hai là sáng kiến này sẽ hỗ trợ cho chính sách chống tham nhũng. Phần lớn các âm mưu tham nhũng thường dính líu đến các tài sản ở nước ngoài. Và nếu một quan chức giữ tất cả tiền bạc của ông ta ở Nga, ông ta sẽ quan tâm hơn đến các thành quả của nền kinh tế quốc gia”.
 
Cho rằng tiêu chuẩn quy phạm pháp luật như vậy cần được thông qua từ lâu, Chủ tịch Ủy ban Viện Duma về an ninh và chống tham nhũng, bà Irina Yarovaya, nhận xét: “Hiển nhiên, những người vào làm trong cơ chế nhà nước, đảm nhiệm những chức vụ quan trọng phải cởi mở tối đa về thông tin. Tất cả lợi ích và tích lũy của họ phải hiện diện ở Liên bang Nga”. Dự luật mới được lãnh đạo của các đảng đối lập trong quốc hội ủng hộ, thậm chí còn yêu cầu mở rộng đối tượng họ hàng của quan chức không được gửi tiền và tài sản trong các ngân hàng nước ngoài.
 
Kết quả thăm dò dư luận của Quĩ ý kiến xã hội được công bố vào tuần qua cho thấy 89% người Nga ủng hộ dự luật cấm các quan chức gửi tiền ở nước ngoài. Theo Tiếng nói nước Nga, phần đông dân chúng Nga không gửi tiền trong ngân hàng nước ngoài và khó chấp nhận việc những tài khoản như thế là cần thiết đối với quan chức cấp cao vì nghĩa vụ hàng đầu của những người này là chăm lo lợi ích xã hội, chứ không phải là nâng niu tài sản của họ ở nước ngoài.
 
Theo dự kiến, khi dự luật này được thông qua, thì ba tháng sau đó các quan chức sẽ phải đóng các tài khoản giữ tiền, trái phiếu, và cổ phiếu của họ ở ngân hàng nước ngoài, nếu không sẽ bị sa thải vì để mất lòng tin. Các cơ quan có trách nhiệm giám sát việc thi hành luật này là Hội đồng Nhà nước, Ngân hàng Trung ương, các cơ quan liên bang, các tổ chức dân sự và chính trị, và báo chí, cũng như các phương tiên thông tin đại chúng.
  • (Theo SGTT)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn