Ngân hàng thừa vốn, trả lương 4 tỷ vẫn khó kiếm CEO

15:14, Thứ hai 22/04/2013

( PHUNUTODAY ) - Hiện mức lương của một tổng giám đốc ngân hàng trong nước phổ biến ở mức 200 đến 300 triệu đồng một tháng (3,6 tỷ đồng/năm). Tuy vậy nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường..

Hiện mức lương của một tổng giám đốc ngân hàng trong nước phổ biến ở mức 200 đến 300 triệu đồng một tháng (3,6 tỷ đồng/năm). Tuy vậy nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường..

[links()]
 
Ngày 21/4, tại TP.HCM, Trường Đại học Tài chính Marketing tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương và Nhu cầu nguồn nhân lực cấp cao ngành Tài chính – Ngân hàng”.
 
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Ngô Minh Châu, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Nam nhận định, nguồn nhận lực chất lượng cao của ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ thiếu hụt rất lớn nếu không có sách lược đào tạo và chuẩn bị để ngành ngân hàng có thể phát triển theo chiều sâu nhằm đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập. 
mức lương của một tổng giám đốc ngân hàng trong nước phổ biến ở mức 200 đến 300 triệu đồng một tháng (3,6 tỷ đồng/năm)
Mức lương của một tổng giám đốc ngân hàng trong nước hiện nay phổ biến ở mức 200 đến 300 triệu đồng một tháng tương đương 3,6 tỷ đồng/năm (Ảnh minh họa)
 
Sự thiếu hụt này đã và đang xảy ra tại các ngân hàng thương mại, nhất là đội ngũ quản trị điều hành (cán bộ quản lý, lãnh đạo) có trình độ chuyên môn cao với khả năng phân tích tổng hợp và dự báo cùng với sự am hiểu về pháp luật cũng như có khả năng linh hoạt, độc lập xử lý các vấn đề thực tế.
 
Theo ông Châu, thời gian qua các nhà tuyển dụng từng đưa ra các chiêu thức tuyển mộ, chiêu dụng người tài, thể hiện qua việc mức lương “săn đầu người” được đẩy lên từ 5.000 đến 7.000 USD một tháng đối với giám đốc tài chính, quản trị tài chính ngân hàng (thay vì từ 2.000 đến 3.000 USD như trước đây). Hiện mức lương của một tổng giám đốc ngân hàng trong nước phổ biến ở mức 200 đến 300 triệu đồng một tháng (tương đương với 3,6 tỷ đồng/năm). Tuy vậy nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường.
 
Mức lương này của các CEO ngân hàng khiến nhiều người bất ngờ bởi thời gian gần đây, các ngân hàng Việt Nam đã phải đối mặt với một loạt khó khăn. Những tháng đầu năm, không ít ngân hàng đã chọn cách "nuôi nợ" mong lấy lại cả gốc lẫn lãi. Theo Ngân hàng Nhà nước TP.HCM, nợ xấu trên địa bàn tính đến đầu tháng 4 là 50.915 tỉ đồng, chiếm 5,98% tổng dư nợ. Trong đó nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm 62,8% nợ xấu.
 
Hiện các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không chịu vay. Ông Nguyễn Phước Thanh, tổng giám đốc Vietcombank, nói phải giảm LS huy động vì ngân hàng huy động nhiều mà không cho vay được. Gần bốn tháng đầu năm 2013, tín dụng tại Vietcombank vẫn âm 1% so với cuối năm 2012, tương đương 7.000-8.000 tỉ đồng.
 
“Vấn đề hiện nay là bài toán cầu vì nguồn vốn ngân hàng dồi dào, so với những năm trước LS cho vay cũng không còn cao nữa nhưng nhu cầu vay không có nên việc tìm kiếm khách hàng mới, nếu có, chỉ có thể là hạ LS để giành giật nhau” - ông Thanh nói. Cũng theo ông Thanh, hiện LS cho vay đã về mức 7-8%/năm, gần ngang với mức LS huy động, nhưng phát triển tín dụng rất khó.
 
Lãnh đạo Eximbank cho rằng LS thấp mà doanh nghiệp không vay được là vấn đề lớn của nền kinh tế. Các ngân hàng đang đứng trước một bài toán rất nan giải: một mặt phải tiếp tục huy động, mặt khác phải giải quyết vốn ra cho nền kinh tế.

 

Vốn dồi dào nhưng khan hiếm người vay là tình trạng chung tại nhiều ngân hàng. Trong ảnh: giao dịch tại VietBank trên đường Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM -
Vốn dồi dào nhưng khan hiếm người vay là tình trạng chung tại nhiều ngân hàng. Trong ảnh: giao dịch tại VietBank trên đường Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM -
Trong ba tháng đầu năm, ngân hàng đã đưa ra rất nhiều chương trình cho vay với LS thậm chí chỉ 7-8%/năm đối với các khách hàng tiềm năng. Đây là mức LS rất thấp bởi chi phí huy động vốn của các NH thực tế cao hơn 8%/năm.
 
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho thấy đến cuối tháng 3 dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM mới chỉ tăng 0,26%, trong khi huy động vốn đã tăng 2,5% so với cuối năm 2012. 
 
  • An An (Tổng hợp từ TPO, TTO)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc