Ngày 27/7 năm nay người có công sẽ nhận được quà gì? Người dân cần nắm rõ quyền lợi

( PHUNUTODAY ) - Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27.7.1947-27.7.2023), Chủ tịch nước đã ký ban hành Quyết định số 715/QĐ-CTN ngày 19.6.2023 quy định mức quà tặng với những người có công với cách mạng.

Chủ tịch nước đã ký ban hành Quyết định số 715/QĐ-CTN ngày 19.6.2023, quy định về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27.7.1947-27.7.2023), trong đó quy định mức quà tặng với những người có công với cách mạng. Theo đó, người có công được nhận mức quà như thế nào trong dịp 27.7 năm nay?

Mức quà người có công được nhận trong dịp 27.7

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ban hành Quyết định số 715/QĐ-CTN ngày 19-6-2023 về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023).

Theo đó, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xét đề nghị của Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 512/TTr-TTg ngày 5-6-2023, Chủ tịch nước quyết định có hai mức quà là 600.000 đồng và 300.000 đồng

tu-01-7-2021-them-nhieu-uu-dai-cho-doi-tuong-la-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-165128

+ Nhóm đối tượng nhận mức quà 600.000 đồng

- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trước ngày 28-7-2023 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

- Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

+ Nhóm đối tượng nhận mức quà 300.000 đồng

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

- Đại diện thân nhân liệt sĩ;

- Người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa với người có công với đất nước

153904mevnah-1419653086352

Sau 76 năm thực hiện chính sách ưu đãi người có công, các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng đã được nghiên cứu, bổ sung và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Theo đó, các chế độ ưu đãi được thực hiện đa dạng gồm trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần và các chế độ ưu đãi khác như: hỗ trợ y tế, giáo dục, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng, tạo việc làm, hỗ trợ, cải thiện nhà ở, miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, vay vốn kinh doanh và miễn hoặc giảm thuế. Tùy từng đối tượng người có công, có các chính sách chăm sóc đặc thù như: Chính sách trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình…Họ cũng được chăm sóc với nhiều hình thức đa dạng như tại gia đình, cộng đồng, các cơ sở y tế và các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng. Hiện nay có gần 1,2 triệu người có công đang hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng.

Tính đến tháng 7/2022, toàn quốc đã xác nhận được hơn 9,2 triệu người có công. Hơn 9,2 triệu người có công trên cả nước gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945: gần 9.000 người.

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945: 16.500 người.

+ Liệt sĩ: gần 1,2 triệu người; thân nhân liệt sĩ gần 500.000 người.

+ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: hơn 139.000 người.

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động: gần 1.300 người.

+ Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh: gần 600.000 người.

+ Bệnh binh: gần 185.000 người.

+ Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học: gần 320.000 người.

+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: gần 111.000 người.

+ Người có công giúp đỡ cách mạng: 1.897.000 người.

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế: gần 4,1 triệu người.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link