Ngày đám cưới trùng ngày cải mả: Đã thực hiện 14 năm

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday.vn) - Ông Phạm Quang Tiệp, nguyên Bí thư thị trấn Yên Lạc nhiệm kì 1993-2008 – là người sáng lập ra quy ước văn hóa về cưới xin, cải mộ, ma chay, hiếu hỉhellip; đã có cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề này với PV Phunutoday.

(Đời sống) - Ông Phạm Quang Tiệp, nguyên Bí thư thị trấn Yên Lạc nhiệm kì 1993-2008 –  là người sáng lập ra quy ước văn hóa về cưới xin, cải mộ, ma chay, hiếu hỉ… đã có cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề này với PV Phunutoday.

[links()]

PV: Thưa ông được biết ông là người sáng lập ra quy ước văn hóa cho thị trấn, trong đó có việc quy định về tổ chức tiệc cưới, cải mộ vào 2 ngày trong 1 tháng. Ông có thể cho biết từ đâu ông lại có ý tưởng này?

Ông Phạm Quang Tiệp: Sở dĩ tôi ra quy ước này là đi từ thực tế ở đại phương, các gia đình tổ chức tiệc cưới rải rác trong cả tháng. Nhà nào tổ chức cưới xin cũng phải làm linh đình, gây tốn kém về tiền bạc và thời gian.

Hơn nữa ở thị trấn Yên Lạc có nhiều dân là thợ ở làng nghề. Nếu cứ để tình trạng đi đám cưới uống rượu say sưa triền miên các ngày trong tháng thì lấy đâu tinh thần tỉnh táo để làm việc. Nên tôi nghĩ ra việc chọn 2 ngày trong 1 tháng để tổ chức đám  cưới, cải mả cùng một ngày.

Cũng có nhiều người hỏi việc quy định ra 2 ngày để tổ chức đám cưới, cải mả như thế thì sẽ trái với tục xem ngày lành tháng tốt của người dân. Nhưng trước khi chọn ra 2 ngày này tôi đã đi xem xét kĩ càng lấy ý kiến của mọi người, thấy trong tháng có 2 ngày là ngày mùng 2 và ngày 16 là 2 ngày rất tốt, hợp với tất cả mọi người.

Ngày mùng 2 là ngày đầu tháng, tôi nghĩ rằng ngày này thì không ai đến đòi nợ ai hết; ngày 16 là ngày sau trăng rằm cũng là ngày đẹp. Riêng vào tháng 10 và tháng 11, do địa phương có nhiều đám cưới hơn trong năm nên ra quy định thêm 2 ngày nữa là ngày 10 và ngày 22 cũng là ngày đẹp.

Sau khi ra quy định này xong thì tôi đã trình ra hội đồng Đảng ủy và trưng cầu ý dân. Quy định này nhận được sự đồng thuận cao của cả Đảng ủy và nhân dân nên tôi đã cho áp dụng vào thực tế.

PV: Quy định này chính thức có từ bao giờ, đến thời gian nào được quyết định thành quy ước của xã?

Ông Phạm Quang Tiệp: Tôi ra quy ước này chính xác từ năm 1996, được mọi người ủng hộ thực hiện. Đến năm 1999, quy ước được hoàn chỉnh hơn và được huyện quy chuẩn làm quy ước văn hóa của xã Minh Tân nay là thị trấn Yên Lạc

PV:  Việc chấp hành thực hiện của người dân ra sao?

Ông Phạm Quang Tiệp: Nói chung do đa số người dân đồng tình ủng hộ nên việc thực hiện quy ước này không gặp khó khăn gì, người dân chấp hành tương đối tốt.

Đám cưới đầu tiên theo quy ước này tổ chức vào khoảng tháng 7 năm 1996. Cứ thế thành một thói quen, một nếp sống của xã nên mọi người thực hiện một cách đều đặn.

PV: Ứng dụng vào thực tế, ông thấy quy ước đó giải quyết được vấn đề gì cho xã hội?

Ông Phạm Quang Tiệp: Quy ước đó đưa ra được nhiều vấn đề tích cực chứ! Ví dụ như việc giảm thời gian dành cho việc tổ chức cưới xin và đi đám cưới không cần thiết trong cả tháng. Mỗi đám cưới như thế giảm thiểu rất nhiều chi phí làm cỗ.

Quy ước tổ chức cưới hỏi, ma chay ở Tuy Lạc.
Quy ước tổ chức cưới hỏi, ma chay ở Tuy Lạc.


Nếu như trước kia, người dân tổ chức cưới rải rác thì một nhà phải làm hơn 100 mâm cỗ đãi khách thì nay mỗi đám cưới giảm thiểu đi một nửa số cỗ đó. Thậm chí vào ngày đông đám thì có thể giảm đến ¾ cỗ.

Mỗi hộ gia đình có khi phải đi chục đám cưới một ngày. Họ không ăn được hết nên chỉ đến gửi phong bì rồi lại phải đi đám khác. Như vậy cỗ bàn sẽ gọn nhẹ mà tránh được tình trạng say sưa rược chè ở một đám.

Hơn nữa theo tôi đám cưới tổ chức cùng một ngày như thế này sẽ bình đẳng.

PV: Ông có tổ chức đám cưới cho con mình theo hình thức trên không? Và ông có thấy bất tiện gì không?

Ông Phạm Quang Tiệp: Nhà tôi đã cưới 3 đứa con theo quy ước này. Mình là người sáng lập thì tất nhiên con cái mình phải chấp hành gương mẫu đầu tiên.

Tôi không thấy điều gì bất tiện khi tổ chức đám cưới theo hình thức này. Tôi chỉ thấy việc này rất văn minh.

PV: Nhưng vấn đề đặt ra là: Tổ chức đám cưới “đồng loạt” thế này thì người dân đi ăn cỗ khổ quá! Người ta phải chạy xô và gia chủ cũng khó có thể tính chính xác được ai ăn nhà mình, ai chỉ đến gửi phong bì. Như thế chẳng phải là vẫn lãng phí và gây mệ mỏi cho người dân hay sao thưa ông?

Ông Phạm Quang Tiệp: Cũng có thể coi việc đi đám cưới ở đây là phải chạy xô. Nhưng nhiều nhất chỉ tầm hơn chục đám 1 ngày, chúng tôi vẫn có thể đi dự đầy đủ được. Mỗi gia đình chỉ cần tính làm cỗ một nửa số khách mời. Hôm nào đám cưới đông thì có thể làm giảm cỗ đi nữa.

Hơn nữa, người đi dự đám cưới cũng chỉ có tâm lý đến chúc mừng nên nếu có thiếu cỗ mọi người vẫn có thể thông cảm, đi về và ăn… cơm nhà.

PV: Vậy nếu như người dân không thực hiện thì có biện pháp gì xử lí?

Ông Phạm Quang Tiệp: Trước đây, chúng tôi dự trù phương án: Nếu nhà nào không chấp hành tổ chức cưới ngày quy định mà tổ chức ngày khác thì chúng tôi không cấp điện. Còn bây giờ, nếu làm trái là phạt 500.000 đồng.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ!

  • Phương Vân
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn