Nghệ thuật sống qua câu chuyện gánh nước của hai hòa thượng

( PHUNUTODAY ) - Những câu chuyện của cổ nhân tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, đem lại cho chúng ta bài học vô cùng quý báu trong cuộc sống. Cùng đọc và suy ngẫm bạn nhé!

Có hai vị Hoà thượng ở hai ngôi chùa trên hai ngọn núi gần nhau. Giữa hai ngọn núi có một con sông, mỗi ngày họ đều cùng một lúc xuống núi ra bờ sông gánh nước, lâu ngày họ trở thành bạn bè.

Thấm thoát năm năm trôi qua, bỗng một hôm vị Hoà thượng ở ngọn núi bên trái không xuống gánh nước, vị Hoà thượng ở ngọn núi bên phải nghĩ bụng: “Có lẽ ông ta ngủ quá giờ”, nên trong lòng cũng chẳng để ý lắm. Nhưng không ngờ qua ngày hôm sau vị Hòa thượng ở núi bên trái vẫn không xuống núi gánh nước.

Một tuần trôi qua, vị Hoà thượng bên ngọn núi phải nghĩ bụng: “Bạn ta có lẽ bị bệnh rồi, ta nên đến thăm, xem có thể giúp được gì không.”

Nhưng khi đến thăm người bạn già, ông ta thật kinh ngạc. Người bạn già của ông đang tập thái cực quyền trước chùa, chẳng giống dáng vẻ của một người cả tuần chưa uống nước chút nào. Ông ta thấy làm lạ hỏi: “Đã một tuần rồi ông không xuống núi gánh nước, lẽ nào ông không cần uống nước?”

Người bạn dẫn ông ta đi ra sân sau của chùa, chỉ một giếng nước nói: “Năm năm lại đây, mỗi ngày sau khi làm xong thời khoá, tôi đều đào cái giếng này, mặc dù nhiều lúc rất bận, nhưng có thể đào được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Nay đào đã đến nước, tôi không cần phải xuống núi gánh nước nữa”.

ct455620-15

Ngày hôm nay chính là thành quả từ những nỗ lực của hôm qua. Còn sự nỗ lực của hôm nay lại là niềm hy vọng cho ngày mai. Năm tháng trôi qua, tuổi già lại đến. Hãy suy nghĩ về lúc không còn gánh nước nổi, bạn vẫn có nước để uống chứ? Vì vậy Thế nên, cho dù hiện tại bạn đang có những bước đi rất nhỏ thì vẫn hãy tiếp tục vững bước và tin rằng bạn đang xây nền móng cho tương lai mình!, dù đã thành công, hãy cố gắng thêm một chút nữa.

Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng nên nghĩ quá xa xôi, việc ưu tiên đầu tiên là làm tốt những việc của hiện tại. Đôi lúc, chỉ cần giữ tầm nhìn nông cạn, xử lý tốt những việc trước mắt 

Nghe qua thì người có “tầm nhìn nông cạn” có vẻ không tốt lắm và lại có phần thiển cận. Nhưng nông cạn ở đây không đồng nghĩa với làm việc cẩu thả, không nhìn trước ngó sau. Nông cạn ở đây có nghĩa là chỉ quản làm tốt những việc trước mắt mà bản thân có thể làm tốt chứ không phải nghĩ ngợi viển vông, tưởng tượng ra điều huyền hoặc mà hù dọa mình. 

Trong quá trình ấy, những điều bạn lo nghĩ, những mâu thuẫn, những điều khiến bạn sợ hãi tự nhiên sẽ được hóa giải. Vậy nên tập trung vào những điều chúng ta có thể làm trước mắt mới là cách hành xử của người thông minh nhất. 

Ví như trên mặt đất có một con đường bằng phẳng, dẫu chỉ rộng 50cm thôi thì ai cũng đều có thể đi lại nhẹ nhàng, khoan thai. Nhưng nếu con đường ấy đặt trên một cây cầu độc mộc cũng chỉ rộng 50 cm, thì chắc hẳn ai cũng đều phải phấp phỏng lo âu!

Nếu phải đặt chân trên một cây gỗ rộng 50cm, hai bên đều là vách núi dựng đứng, thì mấy ai có thể bước đi một cách bình thản được đây? Vậy nên lo lắng quá nhiều quả là lợi bất cập hại, thậm chí còn gây thêm nhiều phiền toái không cần thiết. Nếu “nhìn xa trông rộng” quá mức thì trong lòng chỉ thêm nhiều âu lo, chỉ khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn mà thôi!

Vậy nên, nghệ thuật sống chính là bạn biết nghĩ những điều cần nghĩ, lo những thứ cần lo chứ đừng lo những thứ viển vông!

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn