Nồi cơm điện
Khi nấu cơm bằng nồi cơm điện, lúc cơm chín, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm để cơm lúc nào cũng ấm nóng. Vì thế, rất nhiều người có thói quen cắm cơm xong cứ để nồi cơm điện như thế cho tới lúc ăn. Thời gian này có thể kéo dài vài chục phút cho tới vài tiếng. Tuy nhiên, trạng thái giữ ấm của nồi cơm điện tiêu tốn khá nhiều điện năng.
Do đó, bạn không nên cắm cơm quá sớm. Khi cơm chín, chuyển sang chế độ giữ ấm, bạn có thể rút phích cắm của nồi cơm ra và chuẩn bị ăn. Nếu chưa dùng cơm luôn, bạn có thể trải một chiếc khăn sạch lên trên nồi để giữ ấm.
Cục sạc điện thoại
Nhiều người có thói quen cắm sạc điện thoại xong sẽ để cục sạc y nguyên trong ổ điện. Trên thực tế, ngay cả khi bạn không sạc điện thoại, cục sạc điện thoại vẫn sẽ tiêu hao một lượng điện nhất định. Mặc dù lượng điện này không lớn nhưng nó cũng là một sự lãng phí.
Ngoài ra, việc cắm cục sạc trong ổ điện liên tục sẽ làm cục sạc nhanh lão hóa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn và tránh lãng phí điện, bạn nên rút cục sạc khỏi ổ cắm sau khi sử dụng.
Tủ lạnh
Tủ lạnh là thiết bị được bật 24/24. Vì vậy, dù tủ lạnh có công suất không lớn nhưng do hoạt động liên tục nên thiết bị này tiêu thụ khá nhiều điện. Một chiếc tủ lạnh có dung tích cỡ nhỏ khoảng 150 lít có công suất 100-150W, một ngày có thể tiêu hao khoảng 4-5kWh. Với những chiếc tủ lạnh lớn hơn, lượng điện tiêu thụ sẽ lớn hơn, có thể lên hơn 6 kWh điện mỗi ngày. Đây là một công suất không hề nhỏ đối với thiết bị điện trong gia đình.
Máy tính để bàn, laptop
Máy tính để bàn, laptop là thiết bị tiêu thụ khá nhiều điện năng mà bạn không hề để ý đến. Trung bình, các thiết bị này có thể tiêu thụ 96W điện mỗi ngày. Các thiết bị này vẫn sẽ hoạt động ngầm ngay cả khi bạn tắt bằng lệnh turn off. Đặc biệt, nếu bạn chỉ để máy ở chế độ nghỉ (Sleep) thì lượng điện tiêu hao sẽ càng cao hơn.