Người bị bệnh chứng tạo đờm do vi-rút nên và không nên ăn gì?

( PHUNUTODAY ) - Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị chứng tạo đờm do vi-rút cần có những lưu gì? Và người bị bệnh chứng tạo đờm do vi-rút nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Chứng tạo đờm do virus là bệnh lý do một loại vi trùng gây nhiễm trùng ở phổi và đường hô hấp gây ra (gọi tắt là RSV). Đây là căn bệnh khá phổ biến có thể gặp phải ở trẻ em và người lớn. Thông thường các triệu chứng của virus tạo đờm đường hô hấp đều nhẹ nên không thể nhận biết. Tuy nhiên RSV sẽ trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến một số biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Những thực phẩm cần tránh cho người bị chứng tạo đờm do vi - rút

  • Đồ ăn lạnh, cay

Đồ ăn quá lạnh, cay và nóng dễ gây kích thích vòm họng, khiến triệu chứng ho nặng thêm. Đối với trẻ em ho kích ứng, tuyệt đối không uống đồ uống có ga vì có thể gây nên những cơn ho kéo dài. Trẻ nhỏ cũng không nên ăn cay, vì khi ăn gây kích ứng, lúc đó, ho sẽ rất dễ gây sặc và nguy hiểm cho trẻ.

  • Tôm, cua (các loại hải sản)

Tôm, cua không được khuyên dùng khi bị ho. Bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của những loại hải sản. Đặc biệt, nhiều người còn bị dị ứng với protein trong tôm, cua, gây ra ho kích ứng.

89.nguoi-benh-bui-chung-tao-dom-do-virus-nen-va-khong-nen-an-gi-phunutoday.vn
  • Những đồ ăn quá mặn hay quá ngọt

Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt không liên quan nhiều đến những cơn ho. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.

  • Thực phẩm chiên rán

Các loại thực phẩm chiên rán cũng không được khuyến khích cho những người đang bị ho. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh càng lâu khỏi.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Bác sĩ có thể nghi ngờ virus đường hô hấp tạo đờm dựa trên kiểm tra thể chất và thời gian của nhiễm trùng. Trong suốt kỳ kiểm tra, có thể nghe phổi với ống nghe để kiểm tra tiếng khò khè khi thở hoặc các âm thanh bất thường khác.

Bác sĩ cũng có thể sử dụng:

Phương pháp đo xung oxy để kiểm tra xem mức độ oxy có sẵn trong máu thấp hơn bình thường.

Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tế bào màu trắng hoặc để tìm sự hiện diện của virus, vi khuẩn hoặc các sinh vật khác.

Chụp X - quang để kiểm tra viêm phổi.

Xét nghiệm các chất tiết đường hô hấp từ mũi để kiểm tra virus.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn