Cúi đầu trước cha mẹ
Có một thực tế chính là không phải tất cả các bậc cha mẹ đều xứng với địa vị của mình. Bởi vì họ không phải là thần thánh, là ''đấng toàn năng'' nên cũng không tránh khỏi những lúc sẽ mắc sai lầm.
Trong quá trình dạy bảo chúng ta thì cha mẹ lúc nào xuất phát từ cái tâm muốn tốt cho con cái. Theo ý nguyện của cha mẹ từng bước mà trưởng thành, có lúc chúng ta sẽ gặp khó khăn những nhất định phải cố gắng nghe lời giáo huấn của cha mẹ.
Cúi đầu trước bậc nhân nghĩa
Người xưa nói: “Bậc thầy nhân nghĩa thì không nên đụng đến dù chỉ một li”. Đã là những người vương giả mà cao cao tại thượng, không phải do họ có quyền lực lợi hại đến đâu mà họ chính là người có năng lực quy tụ lòng người. Đây là dấu hiệu của người nhân nghĩa.
Bởi vậy nên người thông minh chắc chăn sẽ biết cúi đầu trước những người nhân nghĩa, đúng về phía nhóm người nhân nghĩa. Một người dù thông minh đến đâu nhưng nếu có không có nền tảng của lòng nhân nghĩa thì nhất định sẽ chẳng thể thành công được.
Cúi đầu trước người hồ đồ
Làm người thì nên lúc nào hồ đồ cứ hồ đồ, lúc nào cần thanh tỉnh thì nên thanh tỉnh, có thế cuộc sống mới an yên.
Thông thường, khi gặp người quen trên đường, chúng ta sẽ hỏi han kiểu như: “bạn ăn cơm chưa?” Bên kia trả lời là “chưa”. Rồi cả hai nhìn nhau mỉm cười và rời đi.
Vì sao đối phương chưa ăn cơm mà người kia lại không mời? Nếu suy nghĩ nghiêm túc thì mối quan hệ cá nhân sẽ trở nên khó xử vô cùng.
Những người càng khôn ngoan thì họ càng tỏ ra hồ đồ một chút. Giả vờ hồ đồ giống như viên đá được mài sẵn ở các góc cạnh, sẽ khiến người khác không tổn thương.
Khi gặp những người hồ đồ thì ta nên học cách cúi đầu nhường bước, có thế mới giúp cuộc sống được an nhiên tự tại.
Phàm ở đời cái gì mà cứng quá sẽ dễ hỏng việc, cứ phải vừa mềm như nước lại không tổn hại gì.