Khi chứng kiến những vụ việc cô đồ dùng hung khí xông vào nhà hàng xóm truy sát, ở mỗi địa phương, những người hàng xóm có cách ứng xử khác nhau để ứng cứu người bị nạn, chỉ có người dân Hà Nội là “sợ chết” nhất nên tìm đường chạy trốn.
Côn đồ truy sát hàng xóm, dân tả cảnh đứng xem |
Sự việc đầu tiên xảy ra ở Hà Nội, rạng sáng ngày 8/1/2013, gia đình bà Nguyễn Thị Liên (50 tuổi, trú tại thôn Trung, xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội) bị nhóm khoảng 5 thanh niên mang theo súng, mã tấu… xông nhà truy sát. Khi sự việc xảy ra, nhiều người dân xung quanh đó đều nghe tiếng súng và chứng kiến vụ việc nhưng không ai dám can thiệp.
Thậm chí, một lãnh đạo địa phương nhà chỉ cách nhà bà Liên 200m, nhưng khi được hỏi lại nói rằng: “Vì nhà tôi ở xa nơi ra sự việc, bà Liên gào thét kêu cứu trong đêm khuya nhưng tôi cũng không nghe thấy gì. Khi tôi nhận được tin báo đến nơi thì nhóm côn đồ đã rời khỏi hiện trường”.
Bà Liên và căn nhà nơi gia đình bà bị nhóm con đồ đem súng, mã tấu... tới truy sát. Ảnh ĐVO. |
Người đứng đầu địa phương này cũng không ngần ngại thừa nhận, sự việc xảy ra ở nhà bà Liên có rất nhiều người dân chứng kiến, nhưng họ chỉ đứng ngoài xem rồi chạy vào nhà mình đóng cửa, không có ai tới giúp đỡ người bị nạn. Để mặc gia đình bà Liên chống đỡ với những tên côn đồ có vũ khí.
“Ở làng tôi, những chuyện như thế người dân rất sợ, không bao giờ dám ra mặt can thiệp. Vì họ sợ dính vào người chết sẽ trở thành oan gia. Hơn nữa, nếu vào can ngăn không phải đầu cũng chẳng phải tai nên họ sợ”, vị lãnh đạo này nói.
Còn ông T., nhà gần đó chứng kiến sự việc từ đầu tới cuối kể lại, dù chứng kiến nhưng “hãi” trước sự hung bạo của mấy tên côn đồ nên “không dám làm gì”. Sau đó ông T. cũng chạy về nhà đóng chặt cửa vì sợ chúng đuổi theo truy sát cả mình.
Cũng theo ông T., khi sự việc xảy ra tại nhà bà Liên, tất cả những người hàng xóm đều chạy đến xem rất đông, nhưng khi nhóm côn đồ quát “ai vào đây giết hết” thì họ sợ quá, rồi từ từ tản về nhà, khóa chặt cửa vì sợ liên lụy đến mình.
Tại TP. HCM, thấy người dân can thiệp nên côn đồ bỏ chạy. Cụt hể, tối 11/9/2012, một nhóm côn đồ xông vào nhà đánh bị thương chủ nhà, thấy vậy người dân xung quanh đổ ra giúp đõ khiến nhóm côn đồ sợ bỏ chạy.
Vào thời điểm trên, ông Nguyễn Văn Trí (81 tuổi, ở xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, TP. HCM) đang ở nhà thì bị 2 thanh niên cầm mã tấu xông vào nhà đánh ông tới tấp. Nghe tiếng kêu cứu, hai con cụ trí là anh Nguyễn Chí Cường (41 tuổi) và anh Nguyễn Chí Tâm (39 tuổi), cùng cháu nội là Nguyễn Chí Quốc (11 tuổi) thức dậy, chạy ra can thiệp, rượt đuổi 2 thanh niên ra ngoài đường.
Khi 3 người đuổi theo ra khỏi nhà vài chục mét thì phát hiện gần chục thanh niên nấp trong hẻm xông ra tiếp ứng với mã tấu trên tay, vây hãm 3 người.
Lúc này, hàng xóm thức giấc chạy ra can thiệp, thấy vậy nhóm thanh niên tháo chạy khỏi hiện trường. Rồi người dân xung quanh đưa người nhà ông Trí bị thương đi cấp cứu.
Còn tại Thanh Hóa, nhóm côn đồ bị cả làng ùa ra vây bắt, thậm chí còn đòi “xử lý” ngay những tên côn đồ bị bắt. Cụ thể, chiều 19/1/2013, nhóm côn đồ khoảng 15 tên do Lê Văn Sinh (ngụ tại xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cầm đầu đi trên một chiếc xe taxi và một chiếc xe tải đến trang trại của gia đình anh Phạm Minh Tuấn (ngụ tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc), rồi dùng dao, kiếm, tuýp nước chém, đập tới tấp anh Tuấn, chị Nguyễn Thị Tuyết (vợ anh Tuấn) và hai người giúp việc (Đỗ Thị Lý và Vũ Văn Hùng).
Người dân vây bắt côn đồ, thậm chí đòi "xử" côn đồ ngay tại hiện trường. Ảnh TNO. |
Bị tấn công bất ngờ, cả bốn người trong trang trại tháo chạy và tri hô kêu cứu. Tuy nhiên, chỉ có chị Lý là chạy thoát, ba người còn lại bị nhóm côn đồ chém trọng thương.
Nghe tiếng tri hô của chị Lý, người dân quanh vùng đã kéo đến trang trại ứng cứu, khiến nhóm côn đồ phải chia làm hai ngả tháo chạy khỏi hiện trường. Ba người bị thương được đưa đi cấp cứu.
Trên đường tháo chạy, 4 thanh niên bị lực lượng công an xã Vĩnh Tân bắt giữ, 4 thanh niên khác bị người dân vây bắt tại trạm xá xã Vĩnh Tân. Những đối tượng còn lại đã kịp trốn thoát. Quá bức xúc, nhiều người dân đòi “tự xử” những thanh niên này. Nhưng Công an xã Vĩnh Tân can thiệp, sau đó 8 thanh niên này được bàn giao cho Công an huyện Vĩnh Lộc xử lý.
Trên đây chỉ là 3 ví dụ ở 3 đại phương khác nhau, tại mỗi địa phương, tình làng, nghĩa xóm cũng được thể hiện khác nhau. Có lẽ đúng khi nói rằng, kinh tế thị trường đang khiến người ta thờ ơ với hoạn nạn của người khác hơn xưa.
- Phạm Thanh
[links()]