Người làm mãi vẫn nghèo thường giữ 5 kiểu thói quen này, bảo sao tiền bạc ''đội nón'' ra đi

( PHUNUTODAY ) - Nếu một người nghèo khó, làm một công việc thu nhập thấp chẳng đủ tiêu nhưng ngày nào tháng nào vẫn tiếp tục công việc đó mà chẳng nghĩ cách làm thế nào để có được công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn thì đó cũng là một kiểu lười biếng.

Luôn suy nghĩ tiêu cực

Nếu có một ngọn núi trước mắt thì người tư duy nghèo nàn sẽ nghĩ ngay đến những trở ngại, dẽ buông xuôi. Khi được giao nhiệm liên hệ với đối tác, họ sợ thất bại, sợ bị từ chối hoặc sợ bị người khác xem thường. Một người nếu bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực, sẽ chẳng thể tiến bộ.

Với người giàu, khi gặp bất cứ vấn đề gì, dù khó khăn đến đâu họ đều tin rằng bản thân sẽ làm được, đồng thời nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Khi ai đó xung quanh thành công, người giàu sẽ tìm cách thiết lập những mối quan hệ và học theo chiến lược của đối phương.

Ngược lại người nghèo thì sẽ nghe tin người khác thành công là bắt đầu phán xét, chế giễu.

Một người nếu bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực, sẽ chẳng thể tiến bộ. (ảnh minh họa)

Một người nếu bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực, sẽ chẳng thể tiến bộ. (ảnh minh họa)

Lười nhác

Lười ở đây không phải là lười lao động mà là lười thay đổi, lười vận động và lười tham vọng. Nếu một người nghèo khó, làm một công việc thu nhập thấp chẳng đủ tiêu nhưng ngày nào tháng nào vẫn tiếp tục công việc đó mà chẳng nghĩ cách làm thế nào để có được công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn thì đó cũng là một kiểu lười biếng.

Mặt khác có những người lười lao động, dựa vào gia đình, cha mẹ chẳng khác nào như cây tầm gửi để tồn tại.

Những người như trên không thể nào có một cuộc sống độc lập, chủ động, mà mãi mãi dựa vào người khác để qua ngày. Sự lười biếng này khiến họ mãi mãi là thành phần ký sinh, nghèo khó trong xã hội.

Người giàu không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa. (ảnh minh họa)

Người giàu không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa. (ảnh minh họa)

Đánh đổi thời gian lấy tiền bạc

Chúng ta sẽ vẫn gặp cảnh người bán mua dành nửa buổi để mặc cả bó rau. Hay có những người bạn bè đứng tám chuyện cả ngày. Đây chính là tư duy của những người chẳng thể giàu có. Những người không cảm thấy thời gian quý giá, chỉ biết than phiền được cho là sẽ chẳng bao giờ thoát nghèo.

Người giàu không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa. Họ không ngừng học hỏi, xây dựng mối quan hệ, tích góp vốn để mở đường cho thành công ở tương lai.

An phận và không dám chấp nhận rủi ro

Nhiều người bằng lòng với cuộc sống hiện tại, lúc nào nghĩ mọi việc ổn định sẽ bình yên. Nhưng ổn định không có nghĩa là an toàn. Đau ốm, tai nạn, mất việc... luôn xảy ra bất ngờ, đủ để hủy hoại cuộc đời ai đó.

Sự mệt mỏi khi quyết định chính là một khái niệm kinh tế học hành vi. (ảnh minh họa)

Sự mệt mỏi khi quyết định chính là một khái niệm kinh tế học hành vi. (ảnh minh họa)

Nếu bạn không có tiền, chẳng có gì được gọi là an toàn. Nếu nghèo mà không dám chấp nhận rủi ro thì cuộc sống chẳng có lối thoát. Người nghèo lúc nào đưa ra những lựa chọn dựa trên sự sợ hãi.

Hạn chế mọi khả năng của chính mình

Sự mệt mỏi khi quyết định chính là một khái niệm kinh tế học hành vi. Khái niệm này chỉ rõ, càng đưa ra nhiều quyết định trong thời gian ngắn, năng lượng sẽ càng cạn kiệt. Từ đó, chúng ta không còn sức để đánh giá ưu nhược điểm của một vấn đề, dẫn đến nhiều quyết định mang tính ngẫu hứng.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link